Khám phá

"Sống thử" kiểu xưa: Chồng bên gái lạ, 15 tuổi qua lại 8 mỹ nữ và chuyện phòng the của vua chúa Trung Hoa

Thời nhà Thanh từng lập ra quy định: Con cháu hoàng gia 15 tuổi nhất định phải kết hôn, lập ra quy định về chế độ "sống thử".

Chuyện lạ: Chó mọc miệng trong tai / Bé gái 3 cánh tay được tôn thờ như vị thần ở Ấn Độ

Chế độ sống thử này nghĩa là trước khi hoàng đế hoặc thái tử kết hôn, từ phòng kính sự trong hậu cung chọn ra 8 cung nữ xinh đẹp như hoa, tuổi tương đối lớn, "hầu hạ" cho hoàng đế hoặc thái tử trước chuyện gối chăn. Việc này là để giúp cho vua hoặc thái tử sớm am hiểu chuyện “giường chiếu” để có thể hoàn thành nghĩa vụ giúp duy trì nòi giống.

Empty
Ảnh minh họa

Điển hình như hoàng đế Tây Tấn - Tư Mã Trung mười ba tuổi đã kết hôn và được sắp xếp sống thử trước. Sau đó chẳng bao lâu đã có sớm có con. Hay hoàng đế Văn Thành - Thác Bạc Tuấn của Bắc Ngụy, 17 tuổi kết hôn, nhưng 14 tuổi đã làm cha.

Chế độ sống thử này không chỉ áp dụng với các vị vua hay thái tử mà các công chúa cũng dùng cách này nhằm tuyển phò mã. Những vị phò mãi tương lai trước khi chính thức trở thành chồng của công chúa phải qua đêm với một người phụ nữ khác.

Sau khi công chúa Thanh triều chọn và xác định hôn nhân với phò mã, Hoàng hậu hoặc Thái hậu sẽ chọn ra một cung nữ giả làm công chúa "sống thử" với phò mã trước khi cưới. Đây chính là thời điểm thử thách phò mã. Vị “công chúa sống thử” sẽ liệt kê lại tất cả các biểu hiện của phò mã trong đêm đầu tiên, đến ngày hôm sau sẽ phái người về cung bẩm báo với Hoàng hậu hoặc Thái hậu.

Bằng cách này, những nhân vật điều hành hậu cung sẽ nắm được yếu tố sinh lý, tính cách… của người mà họ đã chọn cho con, cháu gái mình. Nếu việc sống thử đạt yêu cầu, công chúa sẽ chính thức xuất giá. Vị “công chúa sống thử” kia cũng sẽ ở lại bên phò mã làm thê thiếp.

Tuy nhiên thực tế cho thấy lối sống thử quá sớm này đã dẫn tới loạt những hệ lụy, làm ảnh hưởng quá trình phát triển tâm sinh lý. Trong xã hội xưa của Trung Hoa việc quan hệ quá sớm đã dẫn tới việc hình thành nên những vị hoàng đế ham mê sắc dục, dẫn tới các hội chứng lệch lạc về tình dục, lạm dụng thái quá các phương pháp kích dục.

 

Đã có không ít những vị vua xưa qua đời sớm chỉ vì ham mê “chuyện ấy”, dùng những loại thuốc tăng cường sinh lực. Hai cha con là Minh Thế Tông và Minh Mục Tông đều vì sùng bái xuân dược có tên “hồng diên đan” mà mất mạng. Con trai ông là Minh Mục Tông vì lạm dụng xuân dược sớm hơn vua cha nên Mục Tông cũng chết sớm hơn, sau 6 năm ngồi trên ngai vàng, khi mới 36 tuổi.

Chuyện phòng the của vua chúa Trung Hoa

Không có khái niệm riêng tư tuyệt đối trong chuyện chăn gối

Mặc dù là vợ chồng trên danh nghĩa, nhưng các phi tần không mấy ai được phép qua đêm ở tẩm cung của Hoàng đế.

Hơn nữa, quá trình lâm hạnh của nhà vua cũng không có sự riêng tư tuyệt đối bởi luôn có các thái giám, cung nữ túc trực bên ngoài chờ mệnh lệnh.

 

Đặc biệt là vào thời nhà Thanh, người của Kính Sự phòng thậm chí còn phải theo dõi sát sao việc thị tẩm của nhà vua để ghi lại những số liệu cần thiết.

Phi tần không được phép mặc y phục khi tới thị tẩm

EmptyẢnh minh họa

Trong nhiều tác phẩm phim cổ trang, người xem thường thấy cảnh các phi tần được triệu đi thị tẩm sẽ không mặc y phục mà được cuộn vào chăn và đưa tới tẩm cung của Hoàng đế.

Quy tắc này thực chất đã tồn tại từ thời nhà Nam Minh và tới thời nhà Thanh thì chính thức trở thành một bước buộc phải tuân thủ trong quá trình thị tẩm.

Việc phi tần không được mặc y phục khi đến thị tẩm chủ yếu để giữ an toàn cho Hoàng đế. Bởi sự thực là lịch sử Trung Hoa đã từng ghi nhận không ít trường hợp hậu phi, cung nữ tìm cách ám sát nhà vua.

 

Luật lệ này cũng được xem là cần thiết khi mà vào thời Minh – Thanh, tình hình chính trị trong nước có nhiều bất ổn, đặc biệt là sự xuất hiện của hàng loạt bản án văn tự (án có liên quan tới chữ nghĩa) vào đầu thời nhà Thanh khiến hàng ngàn người phải chết một cách oan uổng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm