Khám phá

"Sứa đỏ" xuất hiện trên bầu trời: Cảnh đẹp hiếm có nhưng cũng là sự ám ảnh của các phi hành gia

Mới đây, hiện tượng lạ xuất hiện trên bầu trời dãy Himalaya đã được ghi lại. Dù nhiều người tấm tắc với cảnh tượng ngoạn mục nhưng các phi hành gia lại có phản ứng trái ngược.

Phi hành gia Nga phát hiện vật thể nghi UFO / Cựu phi hành gia Canada từng nhìn thấy UFO

Vào tháng 5 năm 2022, bầu trời phía trên của dãy Himalaya đột nhiên xảy ra hiện tượng bất thường. Đó là những tia sét màu đỏ đã xuất hiện, trước đó, chưa ai từng được thấy. Rất nhiều người đã ghi hình, chụp được ảnh những tia sét này và đăng tải lên mạng. Theo những hình ảnh và video ghi nhận được, các tia sét có hình dạng giống như những con sứa khổng lồ màu đỏ với rất nhiều xúc tu đang lơ lửng trên bầu trời.

‘Yêu tinh đỏ’ trên bầu trời: Cảnh đẹp hiếm có nhưng cũng là sự ám ảnh của các phi hành gia - Ảnh 1.

Bầu trời phía trên dãy Himalaya đột nhiên xuất hiện hiện tượng sét màu đỏ kỳ lạ. (Ảnh: Baidu)

Sau khoảng hơn 1 tháng kể từ khi những tia sét đỏ xuất hiện trên dãy Himalaya, cảnh tượng hoành tráng tương tự cũng xảy ra ở Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc. Một nhiếp ảnh gia chuyên chụp cảnh đẹp Quế Lâm vào ban đêm đã vô tình "chộp" được khoảnh khắc bất ngờ này. Hiện tượng lạ đã khiến cho rất nhiều người cảm thấy hoang mang, thậm chí có người cho rằng đây là một "dấu hiệu" cảnh báo của vũ trụ. Vậy sét màu đỏ là gì? Hiện tượng này hình thành thế nào và nó có thực sự đáng sợ như một số người lo lắng không?

‘Yêu tinh đỏ’ trên bầu trời: Cảnh đẹp hiếm có nhưng cũng là sự ám ảnh của các phi hành gia - Ảnh 2.

Sét màu đỏ vô tình được một nhiếp ảnh gia chụp được tại Quế Lâm, Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)

"Sứa đỏ" xuất hiện trên bầu trời

Trên thực tế, sét màu đỏ từng được ghi nhận ở rất nhiều nơi trên thế giới như châu Á, châu Mỹ, châu Âu hay Trung Phi. Hiện nay, chỉ có châu Nam Cực là các nhà khoa học vẫn chưa quan sát được hiện tượng sét màu đỏ.

Ngày 10/8/2015, các phi hành gia trên Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) đã chụp được bức ảnh tuyệt đẹp về sét màu đỏ khi họ đang quan sát trận giông bão phía trên thành phố ở miền nam Mexico. Trong bức hình, ở góc bên phải, cột tia sét màu đỏ đang vươn lên khỏi tia chớp màu trắng xanh.

‘Yêu tinh đỏ’ trên bầu trời: Cảnh đẹp hiếm có nhưng cũng là sự ám ảnh của các phi hành gia - Ảnh 3.

Ở góc bên phải bức ảnh, cột tia sét màu đỏ đang vươn lên khỏi tia chớp màu trắng xanh. (Ảnh: ISS)

 

Năm 2017, Andreas Mogensen, một phi hành gia người Đan Mạch thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu, đã ghi hình những tia sét dị hình màu xanh và đỏ có bề rộng hàng kilomet bên trên một cơn giông ở vịnh Biscay ở đông bắc Đại Tây Dương nhờ sử dụng camera siêu nhạy trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Đoạn video do Mogensen cung cấp cho thấy 245 tia sét xanh và đỏ xuất hiện bên trên đám mây ở trên vịnh Biscay. Những tia sét dị hình lóe lên ở độ cao 18 km bên trên mặt đất, bao gồm một tia sét phóng xuống ở khoảng cách 40 km.

Tháng 5 năm 2020, Michael Gavan, một thợ săn bão chụp được hình sét đỏ hiếm gặp trông giống như con sứa khổng lồ lơ lửng giữa bầu trời ở bang Kansas, Mỹ. Gavan cho biết, anh tình cờ thấy sét màu đỏ khi đang đuổi theo một cơn lốc xoáy trong khu vực. Cùng năm đó, tại Mỹ, vào ngày 2/7, Stephen Hummel, chuyên gia tại Đài quan sát McDonald cũng đã ghi lại hình ảnh của hiện tượng sét màu đỏ xuất hiện tại khu vực núi Locke, bang Texas.

‘Yêu tinh đỏ’ trên bầu trời: Cảnh đẹp hiếm có nhưng cũng là sự ám ảnh của các phi hành gia - Ảnh 4.

Hiện tượng sét màu đỏ dị thường được ghi lại ở bang Kansas, Mỹ. (Ảnh: Baidu)

Sét màu đỏ được xem là hiện tượng vô cùng hiếm gặp. Bức ảnh đầu tiên về sét màu đỏ được chụp vào năm 1989. Theo các ghi chép lịch sử, vào năm 1730, sự tồn tại của sét màu đỏ được xác định bởi Johann Georg Estor, một nhà sử học người Đức. Ông cho biết mình đã quan sát thấy có hiện tượng quang học lạ xảy ra ở phía trên các đám mây giông. Tới năm 1925, C.T.R Wilson - một nhà khoa học từng đạt giải Nobel đã đưa ra lập luận rằng trên các đám mây dông có một sự giải phóng điện tích. Vào năm 1956, C.T.R Wilson khẳng định mình đã quan sát thấy hiện tượng sét màu đỏ nhưng không đưa ra bằng chứng nào cụ thể.

Tuy nhiên, phải tới tận năm 1989, hình ảnh thực tế của sét màu đỏ mới được nhóm chuyên gia đến từ đại học Minnesota ghi lại bằng camera nhạy sáng. Cũng kể từ đó, hiện tượng sét màu đỏ đã trở thành một đề tài nghiên cứu hấp dẫn của rất nhiều chuyên gia.

 

Sự thật về "yêu tinh đỏ"

Các nhà khoa học đã định nghĩa rằng sét màu đỏ được xếp vào nhóm sét dị hình. Sét màu đỏ cùng sét đen, sét xanh, sét bóng, sét hòn… đều là những hiện tượng kỳ lạ và hiếm có của tự nhiên. Sét dị hình màu đỏ còn được gọi là Red Sprite (tạm dịch: Yêu tinh đỏ). Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, sét dị hình màu đỏ là hiện tượng phóng điện cực nhanh diễn ra ở vùng phía trên của khí quyển với độ cao khoảng 60-80 km. Nó thường xuất hiện dưới dạng những sợi phân nhánh màu đỏ, phía trên khu vực có chớp đang hoạt động mạnh. Tia điện phóng vào khí quyển có thể dài tới 90 km, vùng sáng nhất nằm ở độ cao từ 65-75 km.

‘Yêu tinh đỏ’ trên bầu trời: Cảnh đẹp hiếm có nhưng cũng là sự ám ảnh của các phi hành gia - Ảnh 5.

Sét màu đỏ thực chất là một dạng của sét dị hình, một hiện tượng hiếm có của tự nhiên. (Ảnh: Baidu)

Sét dị hình màu đỏ xuất hiện là do nitơ lơ lửng ở độ cao lớn trong khí quyển Trái Đất . Khí này bị luồng điện kích thích và phát ra ánh sáng đỏ. Bản chất của sét dị hình màu đỏ là giải phóng các tia plasma lạnh, rất giống với quá trình phóng điện trong các ống huỳnh quang. Các tia sét thường có màu đỏ, nhưng chúng rất khó quan sát bằng mắt thường mà chỉ có thể hiện màu sắc thực dưới ống kính của những chiếc máy ảnh, máy quay nhạy sáng.

Tương tự như sét thường, sét dị hình màu đỏ chỉ tồn tại trên bầu trời trong chưa đầy một giây. Do tốc độ và vị trí hình thành, sét dị hình rất khó quan sát từ mặt đất. Các phi hành gia từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là những người có nhiều khả năng quan sát thấy sét dị hình màu đỏ nhất.

‘Yêu tinh đỏ’ trên bầu trời: Cảnh đẹp hiếm có nhưng cũng là sự ám ảnh của các phi hành gia - Ảnh 6.

Set dị hình màu đỏ thường xuất hiện dưới hình con sứa hoặc những cột sáng đỏ. (Ảnh: Baidu)

 

Một số sét dị hình màu đỏ có hình con sứa, số khác là những cột sáng đỏ hướng xuống mặt đất. Trong đó, sét dị hình đỏ hình con sứa thường mang kích thước lớn nhất. Chúng có thể dài tới 50 km, cao 50 km hoặc hơn. Một số loại sét dị hình màu đỏ có thể quan sát được từ khoảng cách hơn 500 km. Giông bão càng mạnh và tạo ra nhiều điện thì khả năng xuất hiện sét dị hình màu đỏ càng lớn.

Thời điểm sét dị hình màu đỏ trở nên nổi bật nhất là khi Mặt Trời đang ở giai đoạn cực tiểu. Đây là thời kỳ Mặt Trời hoạt động ít nhất trong chu kỳ 11 năm của nó. Lúc này, từ trường của nó trở nên yếu hơn, tạo điều kiện cho tia vũ trụ từ không gian sâu dễ dàng xâm nhập vào hệ Mặt Trời mà không bị ảnh hưởng. Theo một số nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, tia vũ trụ có thể thúc đẩy hình thành sét dị hình bằng cách tạo ra những đường dẫn điện trong khí quyển.

‘Yêu tinh đỏ’ trên bầu trời: Cảnh đẹp hiếm có nhưng cũng là sự ám ảnh của các phi hành gia - Ảnh 7.

Sét dị hình màu đỏ nổi bật nhất là khi Mặt trời ở giai đoạn cực tiểu. (Ảnh: Baidu)

Mặc dù, sét dị hình màu đỏ là khoảnh khắc ngoạn mục được nhiều người mong muốn được tận mắt thấy trong đời nhưng với các phi hành gia thì hiện tượng này là nỗi ám ảnh. Trong lịch sử của ngành hàng không vũ trụ, sét dị hình màu đỏ là "hung thần" từng gây ra rất nhiều vụ tai nạn khi các thiết bị bay cao hơn các đám mây giông. Trong đó, vụ tai nạn của một khinh khí cầu tầng bình lưu của NASA xảy ra vào ngày 6/6/1989 là nặng nề nhất. Khinh khí cầu này sau khi vượt qua một cơn bão ở Texas, khi đạt đến độ cao 37 km đột nhiên mất kiểm soát nghiêm trọng. Mãi cho tới năm 1993, các chuyên gia của NASA mới đưa ra kết luận rằng chiếc khinh khí cầu đã bị sét dị hình màu đỏ đánh trúng.

Các phi công thường trông thấy sét dị hình màu đỏ trong lúc bay qua cơn giông bão. Chúng rất khó nghiên cứu vì thường diễn ra bên trên cơn bão.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm