"Thế giới đã mất" hiện ra giữa mỏ đá, gây sốc cho khoa học
Tại sao Tào Tháo kiên quyết xử tử Hoa Đà? Có phải do sợ "phẫu thuật mở hộp sọ"? Hậu Hán thư hé lộ sự thật / Bí ẩn loài cá từng bị nghi tuyệt chủng bỗng xuất hiện ở Việt Nam 4 năm trước: Rất quý hiếm, mua bán sẽ bị xử lý hình sự
Đài CNN mô tả phát hiện ở mỏ đá tại Oxfordshire là "gây sốc", trong khi đài BBC cho biết đó là khám phá cổ sinh vật học lớn nhất ở Anh.
Đó là một bộ sưu tập hơn 200 dấu chân quái thú hóa thạch, có niên đại khoảng 166 triệu năm, tức thuộc kỷ Jura. Chúng bao gồm 5 bộ dấu chân khác nhau, kéo dài thành 5 chuỗi dài tới 150 m.
Đối với người ngoài cuộc, các dấu chân có vẻ không hấp dẫn như các bộ xương hoành tráng. Nhưng đối với giới khoa học thì đó là dạng hóa thạch cực kỳ quý giá, có khi cung cấp nhiều dữ liệu hơn chính xương của con vật.
Các nhà nghiên cứu đang khai quật "thế giới đã mất" kỷ Jura tại mỏ đá ở hạt Oxfordshire - Anh - Ảnh: ĐẠI HỌC BIRMINGHAM
Theo nhóm khảo cổ từ Đại học Oxford và Đại học Birmingham (Anh), "thế giới đã mất" được phát hiện một cách vô tình, khi một công nhân điều khiển máy đào cơ khí nhận thấy có "vết lồi bất thường" lộ ra dưới lớp đất sét.
Phân tích sơ bộ cho thấy các dấu chân này thể hiện đường đi của 5 con vật khác nhau băng qua khu vực mỏ đá.
Theo Đại học Birmingham, một trong các bộ dấu chân có thể thuộc về một loài khủng long ăn thịt dài 9 m, được biết đến với bàn chân 3 ngón đặc biệt có móng vuốt.
Bốn bộ dấu chân còn lại có thể là 4 con khác nhau cùng thuộc loài Cetiosaurus, một loài khủng long chân thằn lằn Sauropod sống khoảng 161-165 triệu năm trước, thân hình đồ sộ nhưng là những sinh vật ăn cỏ hiền lành.
Khám phá ngoài sức tưởng tượng này theo sau một khám phá nhỏ hơn vào năm 1997, khi 40 dấu chân được phát hiện trong quá trình khai thác đá vôi, bao gồm một chuỗi dấu chân dài tới 180 m.
Các nhà nghiên cứu đã chụp 20.000 bức ảnh về những dấu chân mới nhất và tạo ra các mô hình 3D chi tiết về địa điểm này bằng cách sử dụng máy bay không người lái.
Hóa thạch dấu chân có thể đem đến vô số hiểu biết về con vật cổ đại đã để lại chúng, từ chi tiết bên ngoài của bàn chân cho đến cách chúng bước đi, cách chúng tương tác với các loài khác và môi trường xung quanh.
Nhà cổ sinh vật học Richard Butler từ Đại học Birmingham, cho biết thời tiết thuận lợi có thể là lý do khiến các dấu vết được bảo quản tốt như vậy.
"Chúng tôi không biết chính xác, nhưng có thể đã có một cơn bão ập đến, lắng đọng một lượng lớn trầm tích lên trên các dấu chân, khiến chúng được bảo tồn thay vì bị cuốn trôi" - TS Butler nói với BBC.
Nhóm nghiên cứu hơn 100 người vẫn đang tiếp tục làm việc tại hiện trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Các nhà khoa học lên kế hoạch dùng máu người để dụ 'người ngoài hành tinh' trên sao Hỏa lộ diện
CLIP: Hoảng hồn trước màn mở cửa xe ô tô bằng răng của sư tử và cái kết gay cấn
CLIP: Trâu rừng phản công ngoạn mục, sư tử hoảng sợ tháo chạy
CLIP: Kinh hoàng khoảnh khắc voi rừng phá cổng sắt xông vào nhà dân... ăn cơm
CLIP: Bị cá sấu ngoạm chặt mõm, trâu rừng vẫn có màn 'lật kèo' đáng nể

Sau khi bỏ cấp huyện, tỉnh giàu nhất Việt Nam dự kiến sẽ 'thay tên đổi họ' cho nhiều xã, phường