Khám phá

“Thị trấn ma” - Nơi thở cũng có thể gây chết người

Hơn 2.000 người đã chết tại đây vì ô nhiễm khí độc. Đến nay, nơi này dù không còn người ở, nhưng vẫn thu hút những du khách tò mò muốn tới khám phá tìm hiểu về một thời lịch sử đen tối.

Cá sấu 100 tuổi qua đời, cả thị trấn muốn 'để tang' / Giảm dân số nghiêm trọng, thị trấn Italy bán nhà với giá 1 Euro

- Video "thị trấn ma" thở cũng có thể gây chết người.

Khách du lịch vẫn không ngừng tới thăm một thị trấn bị bỏ hoang ở phía tây Australia, dù nơi này được cảnh bảo là “địa điểm ô nhiễm gây nguy hiểm nhất hành tinh”. Khí độc hại còn sót lại trong thị trấn vẫn có thể gây chết người.

Nghịch lý này khiến nhiều người liên tưởng tới Chernobyl, địa điểm từng hứng chịu thảm kịch hạt nhân trong quá khứ khiến hàng nghìn người thiệt mạng, nhưng gần đây lại trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng sau cơn sốt phim trên HBO.

1

Wittenoom từng là nơi nhộn nhịp nhờ khai thác amiăng xanh

“Thị trấn ma” được nhắc tới ở phía trên là Wittenoom ở vùng Pilbara thuộc phía tây nước Úc. Nơi này từng là thị trấn nhộn nhịp sầm uất nhờ khai thác khoáng sản.

“Thị trấn ma” - Nơi thở cũng có thể gây chết người - 2

Vào nhưng năm 1943, ngành công nghiệp khai thác amiăng xanh lần đầu tiên xuất hiện và bùng nổ nhờ sinh lợi, Wittenoom trở thành thị trấn phát triển nhất khu vực. Nơi này thu hút hàng nghìn công nhân tới làm việc tại mỏ khai thác, kéo theo các gia đình cũng đổ về sinh sống.

Trong Thế chiến thứ 2, Wittenoom được gọi là thị trấn amiăng, là nơi sinh sống của hơn 20.000 người với nghề khai thác. Phụ nữ và trẻ em cũng ở xung quanh các mỏ.

“Thị trấn ma” - Nơi thở cũng có thể gây chết người - 3
Tất cả đã bị bỏ hoang trở thành thị trấn ma

Dù chính quyền địa phương đã cảnh báo về sự nguy hiểm của amiăng xanh (có thể gây ra các bệnh liên quan tới phổi và ung thư thực quản, buồng trứng) nhưng thợ mỏ vẫn tiếp tục công việc. Hít phải bụi amiăng, tác hại của nó có thể chưa nhận thấy trong vòng 15 năm. Nhưng 20-30 năm sau, những người từng tiếp xúc với amiăng sẽ phát bệnh.

Chỉ hơn 20 năm sau, vào năm 1966, các mỏ khai thác amiăng đóng cửa, người dân và thợ mỏ rời khỏi thị trấn. Từ một nơi náo nhiệt, Wittenoom dần dần thành thị trấn ma.

 

“Thị trấn ma” - Nơi thở cũng có thể gây chết người - 4
Biển cảnh báo nguy hiểm xuất hiện khắp nơi quanh thị trấn

Và chính “thị trấn ma” ấy lại mang trong mình một “quá khứ giết người”. Theo tài liệu để lại, trong số 20.000 người sinh sống ở Wittenoom trước đây, có tới 2.000 người đã tử vong vì những bệnh liên quan tới amiăng.

Vì mức độ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe con người, chính phủ Australia đã phá hủy các tòa nhà, niêm phong những bãi rác thải từng phục vụ cho khai thác mỏ, khuyến khích người dân sớm rời khỏi, đồng thời ngắt thị trấn khỏi hệ thống điện lưới quốc gia. Năm 1993, các trường học, viện dưỡng lão cùng nhiều tòa nhà quan trọng tại Wittenoom bị đóng cửa hoàn toàn.

“Thị trấn ma” - Nơi thở cũng có thể gây chết người - 5

Nhưng vết đen từ quá khứ không ngăn nổi bước chân của những du khách mê khám phá. Ngày nay, nhiều người vẫn tìm tới “thị trấn ma” Wittenoom.

Trên mạng xã hội có thể thấy gần 1.000 bức hình được check in tại đây. Thậm chí, một số còn bất chấp chụp selfie ngay gần các biển cảnh báo. Và theo ABC, thậm chí còn có tin đồn về các tour du lịch đưa khách tới Wittenoom.

Mới đây, Bộ trưởng ngoại giao và đất đai Australia, ông Ben Wyatt nhắn nhủ lời khuyên với khách du lịch: “Bất cứ ai nghĩ tới việc du lịch ở Wittenoom, tôi không thể nhấn mạnh thật ngốc nghếch khi tới đây. Những dấu hiệu cảnh báo không phải để trang trí. Chúng nhắc nhở về những hậu quả nghiêm trọng xảy ra với sức khỏe”.

 

Theo Hoàng Hà/Dân Trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm