'Thiên táng' rùng rợn và các tục chôn cất của người Tây Tạng
'Ngôi mộ bầu trời' - tục mai táng rùng rợn của người Tây Tạng / Lời nguyền chết chóc ám ảnh kho báu khổng lồ của Mỹ
Đàn kền kền bu vào thi thể người chết. Ảnh: budgetlife. |
Thiên táng là gì?
Thiên táng (điểu táng) là hình thức mai táng nổi tiếng "rùng rợn" của người Tây Tạng. Thay vì chôn cất người chết trong lòng đất, người Tây Tạng đưa thi thể lên núi làm mồi cho đàn kền kền đói.
Có hai hình thức thiên táng: cơ bản và long trọng. Những người dân du mục và dân làng ở vùng hẻo lánh thường sử dụng thiên táng cơ bản. Người chết đơn giản được mang lên núi để bọn kền kền tự tìm đến.
Cách thứ hai phức tạp và mang tính nghi thức hơn. Các Lạt Ma sẽ cầu nguyện cho người quá cố được đặt ở tư thế ngồi suốt 24 giờ. Thi thể được cầu nguyện, tắm rửa sạch sẽ và bọc trong vải trắng. Cuối cùng, người ta sẽ phá vỡ xương cột sống của cái xác để thuận tiện cho việc mang tới nơi an táng. Một người bạn thân hay thành viên trong gia đình sẽ đeo cái xác trên lưng.
Hành trình đến nơi an táng bắt đầu lúc sáng sớm. Các thành viên trong gia đình đi cùng để tụng kinh và chơi nhạc đám ma nhưng phải giữ một khoảng cách nhất định với người chết. Thi thể người chết được đặt nằm sấp xuống mặt đá, các rogyapa (người xử lý xác chết) hoặc những bậc thầy chôn cất sẽ đốt cây bách xù để tạo mùi thu hút đàn kền kền và bắt đầu công việc của mình với con dao sắc bén. Từ tóc đến nội tạng, cuối cùng là các chi của người quá cố được bóc tách và ném cho đám kền kền đói xúm lại. Rogyapa tiếp tục đập dập bộ xương còn lại, sau đó trộn với bột lúa mạch để đàn chim dễ "tiêu thụ hơn".
Ảnh:Rex |
Ảnh:Rex |
Ảnh:Rex |
Nguồn gốc "Thiên táng"
Tây Tạng có tổng diện tích khoảng 1,2 triệu km2, nằm ở phía đông bắc Ấn Độ, là nhà của dãy núi Himalaya và các vùng ít được khám phá. Dân cư Tây Tạng chủ yếu sinh sống ở độ cao khoảng 5.000 m so với mặt nước biển. Ở vùng cao nguyên này, người ta sẽ thấy khí hậu vùng sa mạc núi cao khắc nghiệt với những cơn gió lạnh thấu xương.
Cao nguyên Tây Tạng là hệ sinh thái cao nhất tồn tại trên thế giới. Người Tây Tạng không thể tiến hành chôn cất dưới lớp đá cứng hay băng lạnh, còn đất thì vô cùng đắt đỏ. Và việc hỏa táng cũng rất khó khăn khi gỗ cây, nhiên liệu đốt khan hiếm. Nhưng những đàn kền kền háu đói lượn trên bầu trời, sói lang thang quanh vùng lại rất nhiều. Câu hỏi về việc chôn cất ở Tây Tạng được giải đáp. Với những đặc điểm đó của vùng, tục "thiên táng" là điều hợp lý nhất người Tây Tạng có thể làm.
Đa số người Tây Tạng theo Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana), họ tin rằng các linh hồn người chết đã rời khỏi cơ thể và cái xác còn lại chỉ là phần "con". Còn kền kền được tôn kính như linh vật thiêng liêng ở đây. Chúng không phải loài ăn xác thối ma quái mà là "thánh đại bàng". Người Tây Tạng tin rằng việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền cũng giống như đức Phật tổ Như Lai lấy xác mình nuôi hổ dữ để khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới. Vì thế, thi thể người chết được chim ăn sẽ nhanh chóng lên thiên đàng.
Đây mới là điều giải thích trọn vẹn cho tục mai táng tưởng chừng "nhẫn tâm" của người Tây Tạng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?