'Thủ phạm' gây tuyệt chủng hàng loạt 260 triệu năm trước
Những loài động vật nào có thể sống sót trên sa mạc? Top 10 loài động vật có khả năng sinh tồn mạnh mẽ trên sa mạc / Loài động vật tưởng tuyệt chủng lại bất ngờ xuất hiện: Có khả năng sản xuất 'tơ vàng' và dài 1,2m
Những vụ phun trào núi lửa gây ra tuyệt chủng bắt nguồn từ Siberia.
Những loài ăn thịt như Titanophoneus, hay “sát nhân khổng lồ” là một trong số đó. Tuy nhiên, nhiều loài động vật ăn thịt này đã chết trong một vụ tuyệt chủng hàng loạt ở Tầng Capitanian khoảng 260 triệu năm trước.
Giờ đây, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho biết, bằng chứng cho thấy sự tuyệt chủng hàng loạt này không phải là sự kiện đơn lẻ. Thực tế, đó là hai sự kiện, cách nhau gần 3 triệu năm. Cả hai đều do cùng một thủ phạm gây ra: Những vụ phun trào núi lửa lớn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu hồ sơ đồng vị uranium của các mẫu biển được thu thập ở Biển Đông. Từ đó, xác định được hai “xung đột”, trong đó các đại dương trở nên thiếu oxy cung cấp sự sống.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Earth and Planetary Science Letters. Các nhà nghiên cứu cho biết, phân tích cung cấp bằng chứng cho thấy, những đại dương thiếu oxy đã gây ra hai vụ tuyệt chủng hàng loạt vào khoảng 259 triệu và 262 triệu năm trước trong Kỷ Permi.
Bằng cách này, các nhà nghiên cứu có thể dự đoán tốt hơn về mức độ nóng lên toàn cầu hiện đại có thể ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn của đại dương.
Ông Thomas Algeo - đồng tác giả nghiên cứu và Giáo sư khoa học địa chất của Trường Đại học Cincinnati (Mỹ) - cho biết: “Chúng tôi đang nghiên cứu khủng hoảng sinh học trong Kỷ Permi.
Hiện tượng nóng lên tương tự đang xảy ra ngày nay do các sự kiện của con người. Con người đang bắt chước tác động của các vụ phun trào núi lửa do hậu quả của việc giải phóng carbon vào khí quyển”.
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu Huyue Song tại Trường Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Song cho biết: “Ngày nay, chúng ta đang phải đối mặt với một số vấn đề thay đổi toàn cầu, bao gồm sự nóng lên, tình trạng thiếu oxy trong đại dương, axit hóa nước biển và suy giảm đa dạng sinh học. Tình trạng này tương tự những thay đổi môi trường trong khoảng thời gian khủng hoảng sinh học Kỷ Permi”.
Ông Algeo cho biết, các vụ phun trào lớn tạo ra một khoảng thời gian ngắn làm mát từ tro bụi ở tầng khí quyển phía trên phản chiếu ánh sáng Mặt trời, sau đó là thời gian nóng lên toàn cầu lâu hơn nhiều.
Việc giải phóng một lượng lớn khí nhà kính làm ấm các đại dương. Nước bề mặt ấm không cho phép oxy hòa tan đến độ sâu thấp hơn, cuối cùng phá hủy chuỗi thức ăn.
Các nhà khoa học cho biết, những vụ phun trào núi lửa gây tuyệt chủng bắt nguồn từ Siberia. Các vụ phun trào gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt kép trong Kỷ Permi diễn ra ở phía Tây Nam Trung Quốc tại một nơi được gọi là tỉnh núi lửa Emeishan.
- Video: Cô gái trẻ bị cá to lớn như 'thủy quái' kéo lao xuống đầm. Nguồn: Tiktok/gala43395025.End of content
Không có tin nào tiếp theo