"Tuyết dưa hấu" lại xuất hiện, Nam Cực chìm trong màu đỏ
Xem cú săn chuột trên tuyết / Lần đầu tiên sau 130 năm, cú tuyết trắng xuất hiện ở công viên New York
Nhiều người nghe nói về băng tuyết ở Nam Cực đang tan nhưng ít ai biết rằng Nam Cực phủ đầy tuyết đang lặng lẽ chuyển sang màu đỏ. Tại sao Nam Cực bị nhuộm thành màu đỏ, và Nam Cực sẽ trở lại màu trắng không? Đối với nhân loại, tất cả những điều đang ngầm ám chỉ thảm họa nào sắp đến?
Nam Cực nhuốm màu đỏ
Ngay từ năm 2019, đã có thông tin cho rằng tuyết ở Bắc Cực nhuộm đỏ thì năm ngoái, dãy Alps cũng được nhuộm hồng. Nhưng lúc đó mọi người dường như chẳng bận tâm: tuyết có màu trắng, khi tuyết chuyển sang màu khác cũng chẳng nói lên điều gì.
Khi các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện ra tuyết đỏ ở Bắc Cực, họ cho rằng rất có thể do sắt trên mặt đất gây ra. Cũng giống như sao Hỏa, bề mặt của Bắc Cực cũng có màu đỏ đỏ do chứa nhiều thành phần sắt. Do đó, tuyết đỏ xuất hiện ở Bắc Cực cũng là do sắt trên bề mặt phản ứng với tuyết? Các nhà khoa học đã lấy mẫu tuyết ở Bắc Cực và phát hiện ra rằng lớp tuyết đỏ này thực chất là do một loại tảo gây ra.
Hẳn không ai còn xa lạ gì với tảo, chúng ta biết rằng thủy vực có nhiều chất dinh dưỡng thì tảo sẽ sinh sôi nảy nở nhanh chóng và có thể phát tán khắp mọi ngóc ngách trong thời gian ngắn. Sự sinh sản siêu nhanh của chúng sẽ ảnh hưởng đến các loài cá trong thủy vực, trong đó phiền phức nhất là các loại tảo này rất khó làm sạch.
Có vẻ giống với trường hợp ở Bắc Cực, "tuyết dưa hấu" ở Nam Cực cũng do vi sinh vật gây ra. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân của sự xuất hiện kỳ lạ này là một loại tảo tuyết siêu nhỏ có tên "Chlamydomonas nivalis" đang sinh sôi mạnh ở Nam Cực.
Tảo Chlamydomonas nivalis
Chlamydomonas nivalis là một loại tảo sống trên các cao nguyên, chúng có thể xuất hiện ở dãy Himalaya, Alps, Bắc Cực và Nam Cực. Dịch tế bào của loại tảo này chứa rất nhiều đường và dầu, vì vậy nếu bạn nếm "tuyết dưa hấu", bạn sẽ thấy khá ngọt. Nói cách khác, "tuyết dưa hấu" không chỉ giống màu dưa hấu, mà còn có một chút vị giống nhau.
Chlamydomonas có thể sống ở những vùng cao nguyên khắc nghiệt và lạnh giá là do các chất đặc biệt trong nhựa tế bào của nó. Đường và dầu có thể giữ nhiệt độ của nhựa tế bào khi nó đóng băng, hình thành tế bào dày làm lá chắn nhiệt nên tảo này có thể sống ngay cả trong môi trường âm 40 độ.
Tác hại khi Chlamydomonas sinh sản
Khi nhiệt độ xuống rất thấp, Chlamydomonas đi vào trạng thái tương tự như trạng thái ngủ đông, vì vậy mùa tuyết tan là thời kỳ sinh trưởng tốt nhất của Chlamydomonas.
Sự sinh sản của các vi sinh vật nhỏ có thể ảnh hưởng tiêu cực thế nào đến Trái Đất? Nhiều người cho rằng những vi sinh vật nhỏ bé này không thể tạo ra bất kỳ tác động nào đối với con người. Tuy nhiên, trong vấn đề môi trường ngày càng phức tạp hiện nay, những Chlamydomonas vô hại này ngấm ngầm thúc đẩy sự tan chảy của các sông băng ở Nam Cực và cao nguyên.
Nhiều người chưa thực sự cảm nhận được sự thay đổi khí hậu, vì nghĩ rằng khí hậu ngày nay có thể không khác nhiều so với những thập kỷ trước. Tuy nhiên, các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trên thế giới là vùng cực, và vùng cực là vùng có sự nóng lên toàn cầu nhiều nhất. Tỷ lệ khí hậu nóng lên ở Nam Cực cao hơn gấp ba lần tỷ lệ trung bình toàn cầu.
Nhiệt độ tăng ở các cực sẽ dẫn đến mùa đông ấm hơn và mùa hè dài hơn, điều này sẽ tạo ra một môi trường phát triển thuận lợi cho sự sinh sản của những loài tảo này. Sự phát triển của tảo sẽ càng làm giảm lượng tuyết phản chiếu bởi mặt trời, dẫn đến tuyết tan nhanh hơn. Nếu chúng ta không chú ý đến nó, thì điều này có khả năng tạo thành một vòng phản hồi tiêu cực.
"Tuyết dưa hấu" không hề lãng mạn mà còn làm trầm trọng hơn các vấn đề môi trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động
CLIP: Ngựa vằn bỏ mạng khi chạm trán bầy cá sấu hung dữ trong cuộc vượt sông
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Kỳ dị dịch vụ ‘dùng thử quan tài’, du khách nườm nượp kéo nhau đến trải nghiệm