"Tuyết máu" - tín hiệu đáng ngại của biến đổi khí hậu
Các loài chim thay đổi kích thước do biến đổi khí hậu / Sự thật về biến đổi khí hậu từ nghệ thuật trên đá Ai Cập thời tiền sử
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Mỹ đã thu thập nhiều mẫu tuyết màu đỏ trên núi Le Brévent ở Pháp. Họ phát hiện có sự liên kết giữa tảo tuyết, được gọi là Sanguina nivaloides, với nồng độ carbon dioxide (CO2) cao.
Chỉ trong tháng này, Hiệp hội Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ báo cáo rằng mức CO2 trong khí quyển hiện cao hơn 50% so với thời kỳ tiền công nghiệp, đây được cho là mức cao nhất trong hàng triệu năm qua. Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang góp phần làm giảm lượng băng tuyết trên khắp thế giới.
Theo NASA, tuyết sạch là một trong nhiều vùng tự nhiên chống lại sức nóng của Mặt trời, vì lớp băng tuyết trắng sáng có thể phản xạ hơn 80% ánh sáng mặt trời, phản xạ nhiệt trở lại không gian. Tuyết bị ảnh hưởng bởi tảo sẽ giảm mạnh chức năng này.
Những điểm sẫm màu trong tuyết, như bụi bẩn và thậm chí cả tảo đỏ, hấp thụ nhiệt thay vì phản xạ nó, góp phần làm ấm lên. Có nghĩa là sự hiện diện ngày càng nhiều của tảo sẽ làm tăng tốc độ tuyết tan chảy.
“Trời càng ấm, càng có nhiều tảo và tuyết càng tan nhanh”, Alberto Amato, một nhà nghiên cứu cho biết. “Đó là một vòng luẩn quẩn mà chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu để giải quyết”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc