'Võ Tắc Thiên thứ 2' của Trung Quốc: Xuất thân nha hoàn, nhờ lưu lạc mà sau này trở thành Thái hậu
Đệ nhất mỹ nữ thời nhà Thanh đẹp như thế nào? Được Từ Hi Thái Hậu sủng ái và cái kết ra đi trong tức tưởi / Phi tần khiến vua Khang Hy yêu say đắm: Ở tuổi 50 vẫn thị tẩm 'đều'; Từ chối ngôi vị Thái hậu
Võ Tắc Thiên có thể xem là nữ nhân đầu tiên đi ngược với quy tắc của xã hội Trung Quốc cổ đại, nâng cao vị thế của người phụ nữ khi trực tiếp nắm quyền điều hành đất nước. Tuy nhiên, ít ai biết rằng trong lịch sử Trung Hoa còn có một nữ nhân khác được ví là "Võ Tắc Thiên thứ 2" không phải vì tham vọng mà vì quyền lực mà bà có được.
Nhân vật được nhắc đến là Tống Phúc Kim, sinh ra trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc, là người Giang Hạ, Hồ Bắc (hiện nay là Vũ Hán). Bà vốn có xuất thân từ thư hương thế gia (dòng dõi có học vấn), dù không quá giàu có nhưng được học hành, đủ ăn đủ mặc. Vì thời thế quá hỗn loạn nên Tống Phúc Kim đã lạc mất gia đình khi trên đường chạy trốn. May mắn sao bà gặp được Thứ sử Vương Nhung.
Thấy cô gái trẻ có hoàn cảnh đáng thương, Thứ sử đã giữ Tống Phúc Kim làm nha hoàn cho đại tiểu thư Vương gia. Sau khi tiểu thư được gả cho Từ Chi Cáo là con trai nuôi của Từ Ôn - người nắm đại quyền trong triều đình của Hoàng đế Nam Ngô "bù nhìn", thì Tống Phúc Kim cũng trở thành nha đầu bồi giá theo tiểu thư, phục vụ cho cả Từ Chi Cáo.
Trong khi đại tiểu thư Vương gia thường xuyên đau yếu thì Tống Phúc Kim nhờ thường xuyên được Từ Chi Cáo sủng hạnh mà đã sớm sinh quý tử, địa vị và tình thương từ họ Từ cũng ngày càng lớn. Ốm đau còn bị thất sủng thời gian dài, đại tiểu thư Vương gia đã lâm bạo bệnh rồi qua đời. Tống Phúc Kim từ nha đầu bồi giá trở thành chính thất của Từ Chi Cáo, vừa nâng khăn sửa túi, vừa thông minh khéo léo giúp phu quân giải quyết nhiều việc khó nên ngày càng được yêu thương nhiều hơn.
Năm Thuận Nghĩa thứ 7 (tức năm 927), Từ Chi Cáo tiếp nhận đại quyền của cha nuôi Từ Ôn sau khi ông qua đời. Năm Ngô Thiên Tộ thứ 3 (tức năm 937), Từ Chi Cáo nhờ quyền lực và mưu kế đã khiến Ngô đế Dương Phổ phải nhường ngôi, sau đó đổi sang họ Lý, lấy tên là Lý Biện và lập ra nhà nước Nam Đường. Tống Kim Phúc nghiễm nhiên trở thành Hoàng hậu khai quốc, quyền lực chỉ dưới vua. Khi Lý Biện qua đời năm 943, con trai bà là Lý Cảnh (tức Từ Cảnh Thông) kế vị, Tống Phúc Kim trở thành Hoàng thái hậu. Khi đó Lý Cảnh còn rất nhỏ, Tống Phúc Kim hoàn toàn có thể nhiếp chính như Võ Tắc Thiên nhưng bà lại lựa chọn lùi về sau bất chấp sự thuyết phục của quần thần.
Dù phó thác chuyện triều chính cho bá quan văn võ nhưng quyền lực của Hoàng Thái hậu Tống Phúc Kim khi đó vô cùng lớn, lịch sử Trung hoa ví bà như Võ Tắc Thiên thứ 2 thời cổ đại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Việt Nam có kho báu lớn gấp 8 lần Trung Quốc, 9 lần Ấn Độ, 290 lần Mỹ - là kho báu gì?
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Khi bị đánh vì mắc lỗi, con chó không phản kháng, lý do đằng sau sẽ khiến bạn suy ngẫm
Ngủ dậy, người đàn ông suýt lên cơn đau tim khi chứng kiến khung cảnh hãi hùng này ngay sân nhà
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái