"Xác ướp đá" của sinh vật dị hình từ siêu lục địa đã biến mất
Bí ẩn về những trinh nữ "quyền lực" nhất thời La Mã cổ đại / Gấu nâu đầu tiên sau 150 năm được phát hiện tại Tây Ban Nha
Sinh vật được đặt tên là Adalatherium hui, một động vật có vú 66 triệu năm tuổi, tức sinh sống vào cuối kỷ Phấn Trắng bên cạnh các loài khủng, cá sấu khổng lồ... Nó thuộc về Gondwanatheria, một nhóm sinh vật thuộc hàng bí ẩn nhất lịch sử, dường như chỉ tồn tại trên siêu lục đệ bị tan vỡ Gondwana. Tất cả những bằng chứng con người từng thu thập được về Gondwanatheria chỉ là những mảnh hộp sọ và xương hàm lượm lặt từ Nam Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, Nam Cực...
Bộ xương hóa thạch hoàn hảo như một xác ướp và hình ảnh phục dựng - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Vì vậy, chân dung nhóm sinh vật này vẫn như một ảo ảnh bí ẩn xuyên suốt lịch sử cổ sinh vật học. Nó từng được suy đoán rằng có thân hình như những con lười, thậm chí có áo giáp... dựa vào các thử nghiệm tiến hóa dựa trên những mảnh xương ít ỏi.
Nhưng nay bức màn bí ẩn đã được hé lộ bởi thứ mà nhóm khoa học gia đứng đầu bởi tiến sĩ cổ sinh vật học Simone Hoffmann (Viện Công nghệ New York – Mỹ) tìm được gần như là một "xác ướp" bằng đá –một bộ xương hóa thạch hoàn hảo đến bất ngờ, giữ được nguyên vẹn dáng hình con vật khi còn sống.
Sinh vật bí ẩn hé lộ kích thước bằng một con mèo cỡ to – 3,1 kg. Tuy nhiên khác với các động vật có vú ngày nay, sinh vật của siêu lục địa biến mất này phá vỡ rất nhiều quy tắc tiến hóa, được các nhà nghiên cứu cho là thứ "lạ lùng nhất trong những cái kỳ dị". Bộ xương của nó dường như có thể uốn cong theo nhiều kiểu khiến họ không thể tái tạo hoàn chỉnh cách nó di chuyển. Khuôn mặt sinh vật có rất nhiều lỗ li ti, vốn là lối đi của các dây thần kinh và mạch máu, tạo ra chiếc mõm siêu nhạy được che phủ bằng râu.
Đồ họa mô tả sinh vật khi còn sống - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
Xương sống của nó cực kỳ nhiều đốt và một trong các xương chân uốn cong một cách kỳ lạ.
Adalatherium hui được tìm thấy trong một phiến đá ở Madagascar, thứ nằm trên cái gọi là "tiểu lục địa Ấn Độ", bị tách ra khỏi Gondwana từ 88 triệu năm về trước. Đó có thể là lý do sinh vật này bị cô lập với các dòng dõi động vật có vú khác, không thể để lại con cháu cho đến ngày này, cũng như phát triển nhiều đặc điểm kỳ quái mà các sinh vật ngày nay không có.
Gondwana là siêu lục địa tồn tại trước khi trái đất có 6 châu như ngày nay. Trong kỷ Phấn Trắng, nó bắt đầu tan rã và hình thành các châu lục.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Trong 'Tây Du Ký', đây là 5 người không có đối thủ khắp Tam giới, Phật Như Lai và Ngọc Hoàng đều không có tên trong danh sách
CLIP: Cuộc đụng độ kịch tính giữa sói đồng cỏ và báo sư tử, màn quyết chiến căng thẳng đến phút cuối