1 đêm trước khi phát động sự biến Huyền Vũ môn để cướp ngôi, đã xảy ra chuyện gì mà Lý Thế Dân muốn trảm 2 mưu thần đắc lực?
Đừng tưởng làm vua mà sướng, Hoàng đế nhà Thanh phải dậy từ 5 giờ sáng, 'ân ái' cũng có người giám sát / Xem khoảnh khắc ‘ma’ đột nhập vào nhà
Trước khi Lý Thế Dân gây ra sự biến Huyền Vũ môn, người ta nói rằng ông đã giết chết hai mưu thần của mình là Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hối.
Tục ngữ có câu, thỏ chết thì chó cũng bị nấu (đồng nghĩa với câu địch tan thì mưu thần cũng chết), nhưng thỏ còn chưa chết, vậy sao Lý Thế Dân lại rắp tâm muốn giết con "chó" của mình? Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, hay đó chỉ là tin đồn?
Trong những năm đầu thời Đường, Lý Thế Dân đã có đóng góp to lớn trong các cuộc chinh chiến, có thể nói là người có công lớn nhất trong các công thần, Một Lý Thế Dân lập được công lớn như vậy đã khiến cha ông là Lý Uyên cảm thấy rất lo lắng.
Nguyên nhân là bởi, với công lao như vậy thì quả thật, Lý Uyên không còn gì xứng đáng để ban thưởng nữa, đây là một tín hiệu vô cùng nguy hiểm. Nhưng cũng vì Lý Thế Dân có thân phận đặc thù nên Lý Uyên không thể không ban cho Lý Thế Dân một phần thưởng đặc biệt- phong Lý Thế Dân làm Thiên Sách Thượng tướng, đồng thời cho phép Thiên Sách Thượng tướng có thể mở phủ.
Điều này dường như ngầm mở đường cho Lý Thế Dân ngầm tranh đấu với Đông cung Thái tử, bởi vì thường chỉ có Đông cung Thái tử mới có đặc quyền này.
Anh trai của Lý Thế Dân - Lý Kiến Thành là Hoàng Thái tử của nhà Đường. Trước sự sắp đặt của cha mình, ông cảm thấy không biết làm sao cho phải.
Giải quyết tranh chấp bằng đảo chính
Tranh đấu giữa Lý Thế Dân và Thái tử rất gay gắt. Hầu như mọi người ở Trường An khi đó đều biết hai người họ đã đi đến nước anh chết tôi sống, Lý Uyên cũng bắt đầu hoang mang - trận chiến này đã mơ hồ có dấu hiệu mất kiểm soát.
Lý Uyên muốn mỉa mai nên đã nói với Lý Thế Dân: "Ta nghĩ con có năng lực như vậy, sao con không tự mình đến Lạc Dương chơi mà dựng cờ Thiên tử ở Lạc Dương?"
Nói đúng ra, việc này giống như chỉ vào mũi Lý Thế Dân mà mắng: "Cha ngươi đây còn chưa chết, muốn làm hoàng đế thì tránh xa ta một chút. Nếu không được thì cút đến Lạc Dương đi, đừng có lởn vởn cản đường trước mặt ta. Đến Lạc Dương mà làm hoàng đế, thế nào?"
Lý Thế Dân ngay lập tức biểu lộ thái độ mềm mỏng, nói rằng không có chuyện ấy, vua cha nói thẳng như vậy thật quá tàn nhẫn lạnh lùng.
Tuy nhiên, điều này cũng cho Lý Thế Dân một tín hiệu rằng cha ông từ đầu đến cuối vẫn luôn ủng hộ huynh trưởng của mình, ông hầu như không có khả năng kế vị.
Chỉ có một cách để thành công – đó là đảo chính. Nhưng Lý Thế Dân cũng chưa có dự tính gì, ông chưa có một kế hoạch hoàn hảo để đảo chính.
Những mưu thần và võ tướng của Lý Thế Dân ngày đêm khuyên ông nên hành động. Trong khi Lý Thế Dân vẫn còn do dự, huynh trưởng của ông đã bắt đầu hành động - Uất Trì Cung bị bắt và bị tống vào tù, Trình Giảo Kim được đưa ra làm quan, Đoạn Chí Huyền và Tần Quỳnh bị giám sát chặt chẽ, Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hối được mời đến phủ Thái tử để lôi kéo mua chuộc.
Trong hoàn cảnh này, tập đoàn phủ Thiên Sách của Lý Thế Dân gần như đã bước một chân vào Quỷ Môn quan.
Cuối cùng Lý Thế Dân cũng ra quyết định, ông cử những người thân tín của mình mời Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hối đến để nói về vấn đề này.
Tuy nhiên, vì họ không thể biết được tâm tư của Lý Thế Dân nên lo lắng rằng Lý Thế Dân vẫn chưa suy nghĩ kỹ, nếu Lý Thế Dân vẫn chưa suy nghĩ kỹ mà họ chạy đến phủ của Lý Thế Dân, như thế chẳng khác nào thiêu thân tự lao vào lửa, tự tìm đường chết, bởi cả hai lúc đó đều đã thường xuyên lui tới phủ Thái tử, quyết tâm của Thái tử rất mạnh mẽ, sang bên Lý Thế Dân vào lúc này chẳng khác gì đắc tội lớn với Lý Kiến Thành.
Cả hai từ chối lời mời của Lý Thế Dân, mời họ không thành, Lý Thế Dân đã rất tức giận và thất vọng với hai mưu thần này vì cho rằng họ đã theo phe Thái tử.
Điều thú vị là đúng lúc Lý Thế Dân quyết tâm thực hiện đảo chính, chuẩn bị giết Phòng Huyền Linh và Đỗ Như Hối để làm nghi thức tế lễ trước đại sự thì hai người họ lén lút tìm đến.
Hóa ra họ nghe được người trong Thiên Sách phủ rằng Lý Thế Dân đã hạ quyết tâm, quyết định ngày mai sẽ làm một việc gì đó, vì vậy họ đến để chúc mừng Lý Thế Dân.
Lý Thế Dân biết đây là một sự hiểu lầm nên đã rất vui mừng. Ngay lập tức, ông cùng 2 mưu sĩ này ngồi rà soát, đối chiếu toàn bộ quá trình chính biến, đồng thời khai thác được từ chính miệng họ sự bố trí sắp xếp trong phe phái của Thái tử.
Sau khi nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết, Lý Thế Dân quyết định ra tay trước nắm quyền chủ động. Ông bày kế vu hại cho phe Thái tử, đề nghị Thái tử và phe phái của Thái tử phải vào cung trình bày vấn đề này.
Mặt khác, ông sớm bố trí người mai phục ở Huyền Vũ môn, tạo nên cuộc chính biến Huyền Vũ môn chấn động Đường triều, loại bỏ Thái tử và đảng phái của Lý Kiến Thành, ép vua cha phải nhường ngôi cho mình.
Theo cách đó, Lý Thế Dân đã trở thành vị vua thứ 2 của nhà Đường. Ngoài vết đen tạo phản thì với những thành tựu đã đóng góp cho xã tắc Đường triều lúc bấy giờ, Lý Thế Dân xứng đáng được mệnh danh là một hoàng đế lỗi lạc trong lịch sử Trung Hoa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?