The Ripley Scrolls, Prodigiorum Ac Ostentorum Chronicon... là những cuốn sách kỳ quái trong lịch sử. Chúng được viết bằng ngôn ngữ khó hiểu hay minh họa bằng hình ảnh kỳ quái.
Bí ẩn làng chài ma ám ở Hawaii /
Giải mã cái chết trong cô quạnh của vợ Kim Dung
Cuốn sách “The Book Of Soyga”. Ngày 10/3/1552, nhà toán học John Dee tiết lộ đã có một cuộc trò chuyện với thiên thần. Ông đã viết cuốn sách “The Book Of Soyga”, với hơn 40.000 chữ. Cuốn sách được sắp xếp một cách lộn xộn khiến nội dung tác phẩm được cho là có khá ít ý nghĩa. Nhà toán học Dee đã làm việc không quản mệt nhọc để giải mã nhưng ông nhanh chóng nhận ra Soyga là một danh sách dài các câu thần chú ma thuật. Bí ẩn lớn nhất của cuốn sách nằm trong 36 trang cuối cùng. Mỗi trang là một bảng chữ cái - một mã mà ông Dee không bao giờ có thể giải mã được.
Cuốn sách “Prodigiorum Ac Ostentorum Chronicon" của nhà nghiên cứu khoa học nhân văn người Pháp Conrad Lycosthenes viết năm 1557. Cuốn sách này viết về những điều xảy ra kể từ thời kỳ Adam và Eva. Ông viết về những thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, mưa sao băng (bao gồm cả sao chổi Halley), quái vật biển, UFO cũng như nhiều chủ đề về Kinh Thánh khác nhau. Ngoài ra, cuốn sách chứa hơn 1.000 hình minh họa khắc gỗ để miêu tả các hiện tượng. Hiện người ta bán những bản sao cuốn sách này với giá vài ngàn đô la.
Cuốn sách “The Ripley Scrolls”. Trong thời gian Isaac Newton đi sâu vào thế giới huyền bí của thuật giả kim, ông đã dành phần lớn thời gian tìm hiểu các tác phẩm của Sir George Ripley, một nhà văn thế kỷ 15 có nhiều tác phẩm về thuật giả kim. Trong số đó có cuốn “The Ripley Scrolls”. Tác phẩm này là tài liệu hướng dẫn cách có thể biến chì thành vàng. Mặc dù bản gốc của cuốn sách này bị biến mất một thời gian nhưng một số học giả sống vào thế kỷ 16 đã tạo ra bản sao của tác phẩm giả kim thuật trên.
Cuốn sách dài 1.500 trang “The Story Of The Vivian Girls” của Henry Darger với hơn 300 hình ảnh minh họa là một trong những tác phẩm kỳ lạ nhất từng được viết. Một số hình ảnh minh họa cuối cùng trong cuốn sách được trình bày trên trang giấy rộng hơn 3m. Không ai biết ông Darger mất bao lâu để có thể làm ra cuốn sách đó. Một số người cho rằng ông đã mất hàng chục năm để hoàn thành tác phẩm đó. Ông sống trong căn hộ vô cùng chật hẹp - một phòng đơn trong hơn 40 năm và không bao giờ nói một lời nào về hoài bão của mình với bất kỳ ai.
Cuốn sách “Popol Vuh” là một trong những cuốn sách kỳ lạ viết về lịch sử và thần thoại của người Maya qua con đường truyền khẩu vào thế kỷ 16. Trong những năm đầu 1700, linh mục Francisco Ximenez đã có cuộc hành trình vào trung tâm của nền văn minh Maya và bắt đầu sao chép cuốn sách “Popol Vuh” (có nghĩa là "Sách của nhân dân”). Ximenez viết cuốn sách đó bằng hai ngôn ngữ: K'iche’ - ngôn ngữ của Guatemala Maya và ngôn ngữ của người Tây Ban Nha. Sau 4 thế kỷ, người ta có một số phiên bản cuốn sách này với nội dung khá chính xác với bản gốc.
Cuốn sách “The Rohonc Codex” được mệnh danh là một trong những cuốn sách bí ẩn nhất lịch sử còn tồn tại đến ngày nay. Trong những năm đầu thế kỷ 19, bản thảo này đã được tặng cho Viện Khoa học Hungary nằm ở thành phố Rohonc. Một trong những lý do khiến cuốn sách này bí ẩn đó là bảng mẫu tự khá phức tạp. Hầu hết bảng mẫu tự này có khoảng 20 - 40 ký tự. Rohonc Codex có gần 200 ký hiệu riêng lẻ nằm trong 448 trang. Cho đến nay, người ta vẫn chưa dịch được cuốn sách ấy cũng như tìm hiểu được nơi viết tác phẩm này. Một số người dự đoán cuốn sách được viết ở Hungary, Romania hoặc Ấn Độ.
Cuốn sách “Codex Mendoza” giống như một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu. Sau cuộc chinh phục lâu dài và đẫm máu đế chế Aztec, người Tây Ban Nha tuyên bố khu vực của họ ở Mexico thuộc về nhà vua Tây Ban Nha. Antonio de Mendoza là hoàng đế đầu tiên của đế chế mới. Sau đó, Mendoza cho tàu thuyền quay trở về Tây Ban Nha. Trên đường trở về, cướp biển Pháp đã chiếm tàu Tây Ban Nha và giết chết tất cả người trên tàu cũng như cướp bóc tài sản, trong số đó có cuốn “Codex Mendoza”. Sau 100 năm, cuốn sách này lưu lạc đến Pháp khi một cố vấn của nhà vua phát hiện năm 1553.
“Dancing Lessons For The Advanced In Age” là một cuốn tiểu thuyết của Bohumil Hrabal (cộng hòa Czech) viết năm 1964. Đó là một câu chuyện dài. Hrabal đã viết cuốn sách này dài 128 trang và sử dụng những câu viết dài tạo cảm giác buồn bã xen lẫn vui vẻ.
Cuốn sách “The Smithfield Decretals” còn được biết đến với tên gọi “Decretals of Gregory IX” là một bản ghi chép những bộ luật kinh điển được Đức Giáo Hoàng Gregory IX sử dụng vào thế kỷ 13. Bộ sách ghi lại những điều luật khá phổ biến vào thời điểm ấy nhưng cuốn sách cũng có nhiều hình ảnh minh họa khá kỳ lạ như cảnh bạo lực thỏ khổng lồ chặt đầu người…. Ảnh minh họa được vẽ bằng tay và những chữ được viết uốn lượn như thư pháp. Quá trình vẽ khá tốn kém và mất nhiều công sức.
Theo Tâm Anh/Kiến thức