Vụ án Hồng Bảo: Chết vẫn khát vọng đoạt ngôi vua Tự Đức
12 bãi biển “chết chóc” có độ nguy hiểm nhất hành tinh / Kịch tính cảnh linh dương đá 'vêu mõm' cá sấu để thoát hiểm
Vụ án Hồng Bảo
Nguyễn Phúc Hồng Bảo là con trưởng của vua Thiệu Trị với bà Quý tần Đinh Thị Hạnh. Hồng Bảo do tính tình phóng túng, ít chịu gò bó vào khuôn phép nên thường bị vua cha quở trách. Do đó tuy là con trưởng nhưng không được nối ngôi vua.
Di chiếu của vua Thiệu Trị cũng viết: “Trong các con ta, Hồng Bảo tuy lớn, nhưng vì thứ xuất, ngu độn ít học, chỉ ham chơi, không thể nối nghiệp lớn được. Hoàng tử thứ hai là Hồng Nhậm thông mẫn, ham học, rất giống ta, đáng nối ngôi vua. Hôm qua ta đã phê vào di chiếu để trong long đồng. Các ngươi phải kính noi đó, đừng trái mạng ta!”
Vua Tự Đức (Tranh minh họa). |
Vì thế, ngoài phần lương bổng được hưởng trước đây, hàng năm, vua Tự Đức còn ban cấp thêm cho Hồng Bảo 500 quan tiền và 500 phương gạo. Vua Tự Đức cũng chăm lo thờ phụng Quý tần Đinh Thị Hạnh, mẹ của Hồng Bảo, như là một cử chỉ để tạo niềm tin và thu phục Hồng Bảo cùng gia quyến ông.
Tuy nhiên, Hồng Bảo không bao giờ quên được ngai vàng. Vì thế, Hồng Bảo vẫn tiếp tục tập hợp bè đảng và tìm cơ hội để mưu phản. Cuối tháng giêng năm 1851, trong dịp tết âm lịch, khi Hồng Bảo đang sửa soạn trốn sang Tân Gia Ba (Singapore) cầu viện người Anh thì bị bắt. Hồng Bảo định tự tử, nhưng những người đầy tớ khuyên can, nên ông quyết định nhờ sự khoan dung của nhà vua Tự Đức.
Hồng Bảo bèn mặc áo tang, xõa tóc, ẵm đứa con trưởng khoảng sáu, bảy tuổi, đi đến cung vua khóc lóc thảm thiết. Khi được vào yết kiến, Hồng Bảo thú nhận có ý định trốn ra nước ngoài, nhưng không phải để kêu gọi người ngoại quốc đến gây giặc giã mà chỉ vì nghèo khổ, bị bạn bè và kẻ hầu hạ khinh dễ, xa lánh... nên ông chỉ muốn đi qua Pháp để được sống như một người dân thường.
Không chắc vua Tự Đức tin những lời ấy, nhưng cảm động vì thấy anh quì dưới chân mình để van xin nên nhà vua vỗ về, hứa sẽ lo cho ông được sung túc, nhận con ông làm con nuôi và còn cho ông một trăm nén bạc và một nén vàng.
Hội quán của người Hoa ở phố cổ Gia Hội. Ảnh: Nguyễn Văn Toàn. |
Được tha, Hồng Bảo lại tìm cách lật đổ vua Tự Đức. Khi vụ việc bại lộ, Hồng Bảo bị triều đình xử tội lăng trì, nhưng vua Tự Đức đã tha tội chết và đổi thành án chung thân. Triều đình xây mới một ngục thất để giam giữ Hồng Bảo và dự định chuyển ông vào giam ở nơi này nhưng Hồng Bảo không chịu, rồi nhân khi một mình ông đã dùng vải trải giường để thắt cổ tự vẫn.
Điều này được sách Đại Nam thực lục ghi lại: “Giáp Dần, Tự Đức năm thứ 7 (1854)... An Phong Công là Hồng Bảo mưu khởi nghịch, rồi thắt cổ tự tử ở nơi giam; con trai, con gái Hồng Bảo và người dự mưu là viên đã chết là Tôn Thất Bật đều bị tước bỏ tên trong sổ Tôn nhân, viên bị cách chức là Đào Trí Phú, phải tội lăng trì xử tử; các phạm nhân đều bị tịch thu gia sản và bắt cả thân thuộc”. Hồng Bảo lúc chết cũng bị đổi ra họ Đinh, là họ của mẹ.
Sau vụ án Hồng Bảo không lâu, vua Tự Đức dùng cơm vô ý cắn phải lưỡi, liền lấy đầu đề “răng cắn lưỡi” ra cho đình thần làm thơ. Nguyễn Hàm Ninh, thầy của vua Thiệu Trị, chủ sự Tôn nhân phủ dâng một bài tứ tuyệt:
Sinh ngã chi sơ, nhỉ vị sinh
Nhỉ sinh chi hậu, ngã vi huynh
Nhất đường cọng hưởng trân cam vị
Hà nhẫn tương thương cốt nhục tình.
Dịch thơ:
Ta ra đời trước, chú chưa sinh
Chú phận làm em, ta phận anh
Ngọt bùi sao chẳng cùng san sẻ
Mà nỡ đau thương cốt nhục tình?
Tự Đức xem thơ, thưởng mỗi câu một lạng vàng vì lời thơ hay, nhưng lại phạt một câu một roi vì ý thơ sâu sắc.
Người đời sau cho rằng vua Tự Đức nhổ cỏ nhổ tận gốc như Trần Thủ Độ đối với nhà Lý như bắt Hồng Bảo lúc chết cũng bị đổi ra họ Đinh, là họ của mẹ; giết hết con cái và bắt hết thân thuộc. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ tình tiết vụ án ta sẽ thấy nếu vua Tự Đức không cứng rắn, bắt giam chung thân Hồng Bảo thì Hồng Bảo vẫn sẽ âm mưu đoạt ngôi nhiều lần nữa.
Chẳng hạn, năm Tự Đức thứ 19, Bính Dần (1866), ba anh em Đoàn Trưng, Đoàn Hữu Ái, Đoàn Tư Trực cùng một số võ quan, binh sĩ và dân chúng đã nổi dậy, mưu lập con trưởng của Hồng Bảo là Đinh Đạo (tức Ưng Đạo) lên làm vua. Cuộc mưu phản này chính là vụ “giặc chày vôi”.
Sau khi thất bại, cả gia đình Hồng Bảo gồm 8 người là Đinh Đạo, Đinh Tự, Đinh Chuyên, Đinh Tương (đều là con Hồng Bảo), Thị Thụy (vợ Hồng Bảo) và hai đứa con Đinh Đạo (một trai, một gái) đều bị xử giảo (treo cổ).
Như vậy, có thể nói, mặc dù vua Tự Đức đã tha cho các con của Hồng Bảo khi vị hoàng huynh này đã tự tử chết, nhưng các con của Hồng Bảo vẫn nối nghiệp cha để mưu phản. Điều này khiến vua Tự Đức phải nhẫn tâm triệt hạ loạn đản để tiệt đi mối nguy của triều đình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: 500 anh em trâu rừng quyết tử chiến với con 11 sư tử cướp lại con non và cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Cuộc chiến ngoạn mục, bê con đơn độc lật ngược tình thế trước bầy sói
Tại sao Từ Hi được mệnh danh là 'mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh'? Sau khi xem những bức ảnh năm 18 tuổi của bà thì mới rõ
Một hành tinh rất gần Trái Đất có thể đầy cá đang bơi lội?
Loại gỗ quý nhưng 'vô sinh' từng được đồn đoán chữa khỏi bệnh ung thư, cả Việt Nam chỉ còn 162 cây, đó là gỗ gì?
CLIP: Chó sói thoát chết ngoạn mục khi bị bầy chó nhà bao vây cắn xé