Giết hại bé trai làm vật tế hay hiến trinh nữ để cứu Trái đất khỏi thảm họa sao chổi Halley là những lễ hiến tế rùng rợn nhất trên thế giới.
6. Những thổ dân Mapuche đã hiến tế một cậu bé để xoa dịu các trận động đất đang hoành hành. Vào tháng 7/1960, trong khi các trận động đất không ngừng diễn ra ở miền nam Chile, các thổ dân Mapuche của cộng đồng Lago Budi đã lấy tim của một bé trai (chừng 5-6 tuổi) để làm vật hiến tế. Mục đích của việc làm này, theo họ, là để xoa dịu sự nổi giận của thần linh.
7. Theo Bộ luật Hình sự của Iran, ném đá vào người được công nhận là một hình thức hành quyết. Đây là một cách trừng phạt dựa theo Luật Hồi giáo. Một tấm vải liệm sẽ được quấn chặt người tù nhân từ đầu tới chân. Sau đó, người này sẽ được đưa xuống một cái hố cao tới ngực. Cuối cùng, mọi người sẽ lấy đá ném vào đầu người này cho tới chết.
Điều khoản 104 trong Bộ luật Hình sự của Iran ghi rằng, “Những cục đá dùng để ném vào người tù nhân không đủ lớn để khiến một người tử vong. Hoặc, những viên đá này quá nhỏ để gọi là cục đá”.
8. Phong tục chôn trẻ sơ sinh ở dưới các tòa nhà mới xây thực ra là một nghi lễ hiến tế cho thần đất của ngôi nhà và xoa dịu các thần linh. Phong tục này có từ thời trung và cổ đại.
Tuy nhiên, ngày nay, chúng ta vẫn nghe tới câu chuyện ghê rợn này mỗi khi nói về tuyến đường sắt thế kỷ 19 nối Trung Quốc và Nga.
9. Trinh nữ Oklahoma, người suýt bị hiến tế để cứu Trái đất khi sao chổi Halley rơi xuống.
Khi sao chổi Halley chuẩn bị đổ bộ xuống Trái đất, những người dân sống ở vùng Oklahoma tự nhận mình là “Select Followers” liền lấy một trinh nữ làm vật tế để cứu nhân loại khỏi sự hủy diệt. Thật may, cảnh sát đã kịp thời có mặt để ngăn chặn việc làm điên rồ này.
10. "London Bridge Is Falling Down" là một bài đồng dao trẻ em khá phổ biến trên thế giới với nhiều nhạc lời khác nhau. Một số giả thuyết đã được đặt ra nhằm xác định danh tính của người phụ nữ được nhắc tới trong các lời ca. Điển hình, một số người cho rằng, ý tưởng của bài hát dựa vào việc hiến tế. Theo đó, cây cầu sẽ sụp đổ nếu chúng ta không chôn thi thể của người bị đem làm vật tế ở ngay dưới chân cây cầu đó. Vì vậy, “người gác” được nói tới trong các điệp khúc chính là một người hiến tế cai quản cây cầu.
Theo Thanh Nga/Kiến thức
Theo Thanh Nga/Kiến thức