10 mãnh tướng "bất phàm" trong Tam Quốc Diễn Nghĩa
Trăm năm sóng gió Hội Tam Hoàng: Băng đảng khét tiếng / Khoảnh khắc "mặt đối mặt" với báo tuyết trên độ cao 4.870m
1. Lữ Bố
Lữ Bố tự là Phụng Tiên, là vị tướng dũng mãnh bậc nhất thời Tam quốc. Trên chiến trường chuyên sử dụng phương thiên họa kích và cưỡi ngựa Xích Thố như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi.
Sau khi đã đấu 2 trận 150 hiệp bất phân thắng bại với Trương Phi, một mình ông đánh đồng cân với cả 3 anh em nhà Lưu - Quan - Trương. Người ta thường nói "Nhân trung Lã Bố, mã trung Xích Thố" (Người có Lã Bố, ngựa có Xích Thố) để tôn vinh 2 cực phẩm nhân gian này. Ngoài ra trong những bức ảnh xưa hay ở các tác phẩm liên quan đến nhân vật này, ông được miêu tả là rất tuấn tú.
2. Quan Vũ (Nước Thục)
Quan Vũ (162-220), tự là Vân Trường. Ông cao 9 thước (khoảng 2m), mặt đỏ như gấc, mắt phượng mày tằm, râu dài 2 thước, oai phong lẫm liệt, là vị dũng tướng tiếng tăm lừng lẫy đứng đầu Ngũ hổ tướng nước Thục.
Với sức khỏe hơn người, Quan Vũ dùng thanh long đao 40kg. Trong suốt cuộc đời chinh chiến, ông lập nhiều chiến công hiển hách, diệt nhiều tướng tài như Trình Viễn Chí, Quản Hợi, Hoa Hùng, Tuân Chính, Bàng Đức.
3. Triệu Vân (Nước Thục)
Triệu Vân (168-229), tên tự là Tử Long, là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán, với Lưu Bị là Hoàng đế đầu tiên. Ông được phong chức Hổ uy tướng quân và đứng thứ 3 trong Ngũ hổ tướng nhà Thục.
Ông nổi tiếng với tài dùng thương, 10 dũng tướng của Tào Tháo khó địch nổi một mình Triệu Vân. Ông 2 lần cứu A Đẩu, một mình một ngựa phá vòng vây hàng vạn quân Tào, chém gãy 2 lá cờ to, giết 50 danh tướng quân Tào.
4. Trương Liêu (Nước Ngụy)
Theo chính sử Trung Quốc ghi nhận, xét theo phương diện mưu lược, thiện chiến trên sa trường, Trương Liêu chính là "đệ nhất nhân" trong lực lượng Tào Ngụy. Trương Liêu thuộc nhóm "ngũ tử lương tướng" của Nguỵ.
Trương Liêu tài giỏi dũng mãnh đến mức trong tay chỉ còn 800 bộ binh mà ông đã phá tan 10 vạn quân Đông Ngô trong trận Hợp Phì, chuyện mà binh gia từ cổ chưa ai làm được. Ông cũng là nỗi khiếp sợ của nhà Thục.
5. Trương Phi (Nước Thục)
Trương Phi là một trong Ngũ hổ tướng nước Thục "cao 8 thước, đầu báo, mắt tròn, râu hùm, hàm én", tính tình khảng khái, bộc trực, rất nóng nảy. Trương Phi nổi tiếng với lòng dũng cảm, sức địch muôn người.
Trương Phi thật sự là nỗi khiếp đảm của quân thù. Ông từng đấu với Lữ Bố 2 trận với 150 hiệp mà bất phân thắng bại, trong tay có vài chục binh lính mà đánh mấy trăm vạn quân Tào khiếp sợ bỏ chạy.
6. Điển Vi (Nước Ngụy)
Điển Vi là tướng của của Tào Tháo thời Tam Quốc. Ông có tướng mạo khôi ngô, sức khỏe hơn người, có chí hướng, thích làm điều nghĩa hiệp. Điển Vi là một mãnh tướng nổi bật trong thời kỳ gây dựng lực lượng của Tào Tháo.
Nhờ có sức khỏe phi thường, võ công hiển hách, trung thành tuyệt đối nên ông được Tào Tháo phong chức Trướng tiền Đô úy, cho đi theo bảo vệ. Điển Vi là một trong những hộ vệ được Tào Tháo tin tưởng nhất.
7. Mã Siêu (Nước Thục)
Mã Siêu (176-222), là một võ tướng của nhà Thục có biệt danh là "Cẩm Mã Siêu"(nghĩa là Mã Siêu tuyệt mỹ), hậu duệ của Phục Ba tướng quân Mã Viện đời Đông Hán, một trong Ngữ hổ tướng nước Thục.
Mã Siêu được miêu tả là một hổ tướng có sức địch muôn người, võ công cao cường và tài bắn cung thiện nghệ, được Tào Tháo ví như Lữ Bố tái thế, được Khổng Minh so sánh với Kình Bố, Bành Việt.
8. Hoàng Trung (Nước Thục)
Hoàng Trung (145-220), là một lão tướng nhưng sức địch muôn người, đã lập nhiều công lao cho Lưu Bị và là một trong Ngũ hổ tướng của quân Thục gồm Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Mã Siêu và Hoàng Trung.
Hoàng Trung là một mãnh tướng võ nghệ cao cường, có tài bắn cung bách phát bách trúng. Dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn đấu ngang ngửa với Quan Vũ. Khi theo Lưu Bị, ông vẫn luôn xin tiên phong đánh trận giết giặc.
9. Hứa Chử (Nước Ngụy)
Hứa Chử được miêu tả là người mình cao 8 thước, lưng to 10 bản, tay cầm thanh đao lớn. Ông là tướng hầu cận bên Tào Tháo, nổi tiếng với sức khỏe phi thường, một lòng trung thành, tận tụy với chủ.
Hứa Chử được Tào Tháo phong là Đô Úy (còn gọi là Hổ hầu). Với võ công cao cường, Hứa Chử từng đánh nhau bất phân thắng bại với Mã Siêu. Là một trong hai tướng đấu với Lữ Bố 20 hiệp mà chưa bị thua hay giết hại.
10. Tiểu Bá Vương Tôn Sách (Nước Ngô)
Tôn Sách (175-200), là con trai trưởng của lãnh chúa Tôn Kiên thời Đông Hán, anh trai của Tôn Quyền. Tôn Sách cũng là người cùng Chu Du và Trương Chiêu góp công lớn cho sự ra đời của Đông Ngô. Sau này Tôn Quyền lên làm vua.
Tôn Sách là người thông minh tài giỏi, võ thuật và sức khỏe hơn người, là một mãnh tướng có tài thao lược biết dùng người. Tôn Sách được ví như Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ thời Tần nên được gọi là Tiểu Bá Vương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có 600 bộ lạc trên đảo, đàn ông và phụ nữ có thân hình đáng ghen tị, nhưng cách sinh sản có phần không thể chấp nhận được
Bộ lạc duy nhất không có đàn ông, phụ nữ sinh sản theo cách này, bỏ con trai và chỉ để lại con gái
Thông tin ít ai biết về loài chó hung dữ nhất thế giới: Là thợ săn sư tử, có chỉ số IQ cao vượt trội
Tại sao ngọn đèn luôn cháy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng hàng nghìn năm? Bí ẩn thiên niên kỷ này cuối cùng đã được lý giải
Bộ tộc có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới: Phụ nữ phải ngủ với nhiều người đàn ông để tăng dân số
Tại sao nữ tù nhân thời cổ đại lại cởi áo khi bị chặt đầu? Lý do không nói nên lời