Khám phá

1001 thắc mắc: Cóc khổng lồ ăn gì, vì sao chúng được gọi là cóc mía?

Cóc mía là một loài cóc thuộc chi Bufo với trọng lượng có thể lên tới 2,65kg và dài 38cm. Với kích thước khổng lồ chúng được coi là loài cóc lớn nhất thế giới. Đây là loài cóc có chứa nọc độc và vô cùng phàm ăn.

Những khoảnh khắc rất "con người" của động vật hoang dã / Những khoảnh khắc bình yên đến lạ kỳ của động vật hoang dã

Loài cóc này có tên gọi là cóc Neotropical khổng lồ hay cóc biển. Ngày nay chúng được gọi phổ biến bằng tên "cóc mía" vì một câu chuyện có liên quan đến chúng.

Cóc mía được biết đến là loài cóc khổng lồ có mặt trên trái đất hiện nay. Con cái thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn con đực. Chúng có trọng lượng khi trưởng thành từ 1,5kg đến 2kg, chiều dài từ mõm đến hết hậu môn khoảng 15 - 20cm.
Cóc mía có trọng lượng lên tới 2,65kg.
Cóc mía có trọng lượng lên tới 2,65kg.

Thậm chí, có mẫu nghiên cứu mà các nhà khoa học thu thập được có trọng lượng lên tới 2,65kg và dài 38cm (tính từ mõm đến hậu môn).

Tuổi thọ của loài này đạt từ 10 đến 15 năm trong môi trường tự nhiên. Trong môi trường bán tự nhiên chúng có thể sống trên 35 năm. Cóc mía có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ.

Chúng được đưa vào châu Úc từ năm 1920 với mục đích ban đầu giúp người nông dân trồng mía trên vùng đất này tiêu diệt bọ cánh cứng. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã bị "phá sản" bởi một lẽ bọ cánh cứng thường sống trên đỉnh ngọn mía.

Còn các chú cóc với thân hình khổng lồ lại thường sống dưới mặt đất, nơi có nhiều cây cối, có độ ẩm cao, sình lầy và kênh rạch. Da của chúng sần sùi và có chứa nhiều độc tố. Từ khi xuất hiện loài này, những con vật bản địa như chó, mèo, gà, rắn, thằn lằn thậm chí cả một số loài ếch khác đã giảm số lượng đáng kể.

Kể từ khi còn là nòng nọc loài cóc mía đã là mối đe dọa cho nhiều loài khác nếu vô tình xơi phải vì lượng độc tố cực mạnh của loài này. Khi còn là nòng nọc chúng thường sống thành từng đàn, dưới nước và có chiều dài khoảng 25mm.
Số lượng cóc mía ngày càng gia tăng và trở thành mối đe dọa cho hệ sinh thái tại Australia. Cóc mía cái là những bà mẹ vô cùng mắn đẻ. Mỗi lứa chúng cho ra đời từ 8.000 – 25.000 ngàn trứng. Với nọc độc sẵn có cùng sự phàm ăn của loài này, xơi gần như tất cả các loài động vật còn sống hay đã chết, chúng phát triển theo cấp số nhân.
Cóc mía có thể sống ở môi trường từ 10oC – 59oC. Sự phát triển của chúng gần như không gặp phải sự cản trở nào, vì vậy cóc mía đã gần như trở thành loài "thống trị" và hiện đang hoành hành trên nhiều vùng đất Autraslia. Vì mối nguy hiểm đe dọa đến các loài khác mà Ủy ban Bảo tồn động vật hoang dã Florida đã khuyến cáo người dân tiêu diệt chúng.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho thử nghiệm một lượng độc tố nhỏ trên cơ thể người cho thấy chúng có tác dụng tương đương heroin. Ngoài ra, chúng còn được chế biến và chiết xuất thành chất có tính năng như thuốc kích dục.
Người ta đã lột da và dùng thịt của chúng làm thức ăn. Tuy nhiên, do không cẩn trọng trong khi chế biến, đã có nhiều vụ ngộ độc cóc mía xảy ra trên đất nước này. Hiện chính phủ Australia đang đau đầu trong việc kìm hãm sự phát triển của cóc mía, và bảo vệ vật nuôi trong vùng đất này.

Cóc mía là một trong những loài thuộc Họ cóc có kích thước lớn nhất, con đực nhỏ hơn so với con cái. Sở hữu làn da màu vàng, xám, hơi nâu, nhiều mụn nước. Tuyến độc được phân bố phía hai bên mắt.
Chất độc cực mạnh của Cóc mía được tiết ra dưới lạng chất lỏng xuất phát từ tuyến mao mạch sau mắt. chúng sẽ ảnh hưởng ngay lập tức chức năng hoạt động của tim. Nạn nhân lúc này sẽ đau đớn vì không được bơm máu đầy đủ tới các bộ phận và tử vong.
Cóc mía rất hiếm khi gây tử vong cho người, tuy nhiên, một số trường hợp ghi nhận đã tử vong do chưa loại bỏ độc tố trên da cóc, ăn trứng cóc và không được cứu chữa kịp thời
Cá thể Cóc mía lớn nhất từng được phát hiện dài trên 38 cm, tổng khối lượng là xấp xỉ 2,7 kg.
Ở Thụy Điển, loài động vật lưỡng cư đặc biệt này còn được nuôi để làm thú cưng.Cá thể Cóc mía sống lâu nhất được tìm thấy có tuổi thọ 35 năm.
Ngoài việc tẩm độc vào mũi tên, người Olmec còn sử dụng độc của Cóc mía như một loại ma túy.



Hồi sinh loài cóc đẻ bằng miệng đã tuyệt chủng

Các nhà khoa học Australia đã thành công trong việc làm sống lại bộ gene của một loài cóc đã tuyệt chủng. Dự án này có tên “dự án Lazaus".
1001 thắc mắc: Cóc khổng lồ ăn gì, vì sao chúng được gọi là cóc mía? - ảnh 1 Loài cóc đẻ bằng miệng.
Những thành viên trong dự án đã cấy một tế bào nucleic thu được từ mô những năm 70 của thế kỷ trước và giữ chúng trong điều kiện đông lạnh sâu trong trứng của một loài họ hàng trong vòng 40 năm.
Một vài quả trứng đã bắt đầu phân chia và phát triển tới giai đoạn bào thai. Các cuộc thử nghiệm đã chứng minh rằng những tế bào đang phân chia đó có chứa gen của loài cóc đã tuyệt chủng này.
Loài cóc này có tên khoa học là Rheobatrachus silus, một trong 2 loài cóc sinh sản bằng miệng, sống chủ yếu ở vùng Queensland, Australia. Cả 2 loài cóc này đã tuyệt chủng từ những năm 1980 và là những loài cóc có cách sinh sản độc đáo nhất trên thế giới.
Sau khi trứng được con đực thụ tinh, con cái sẽ nuốt chúng vào cho đến khi nó nở ra thành con nòng nọc con. Con nòng nọc này sau đó sẽ phát triển trong dạ dày của con cái trong khoảng 6 tuần trước khi chúng được con mẹ “nôn” ra. Trong thời gian này, con mẹ không được ăn gì.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm