1001 thắc mắc: Loài chim nào có mỏ sừng đắt hơn ngà voi gấp 3 lần?
Hiện tượng lạ khiến cây cối trên đảo đổi màu, nửa héo úa, nửa xanh tươi / Bất ngờ phát hiện tranh vẽ Phật ẩn giấu trong ngôi đền cổ 1.300 năm tuổi
Chiếc mỏ đặc biệt nhất trong thế giới chim mỏ sừng
Tê Điểu là một loài chim hiếm. Người ta chỉ tìm thấy chúng sinh sống sâu trong các khu rừng ở Brunei, Indonesia, Malaysia, Myanmar và miền nam Thái Lan.
Ngoài sở thích ăn côn trùng, chim Tê Điểu còn thích ăn các loại quả, hạt trong rừng. Sau khi ăn, chúng làm vương vãi các loạt hạt giống khắp khu rừng, vô tình tạo nên sự đa dạng cho cây rừng, vì thế chúng còn được gọi với danh xưng "nhà nông chăm chỉ của núi rừng".
Chim tê điểu hay còn được gọi là chim hồng hoàng mũ cát và nặng khoảng 3 kg. Những con chim này có sải cánh lên tận 2 m với bộ lông màu trắng, đen và có một mảng da trần lớn xung quanh cổ họng.
Các nhà khoa học đánh giá cao vai trò quan trọng của chim Tê Điểu trong vấn đề sống còn của rừng Đông Nam Á. Bởi, hiện trạng phá rừng nguyên sinh phục vụ các hoạt động của người đang khiến rừng ngày càng biến mất. Đổi lại, điều này cũng ảnh hưởng đến môi trường sống của loài chim quý hiếm này.
Điểm đặc biệt của loài Tê Điểu là chúng làm tổ rất cầu kỳ. Tổ của chúng phải được xây trên gụ rỗng của cây cổ thụ. Tuy nhiên, những cái cây này lại thuộc vào hàng lâu đời nhất và lớn nhất trong rừng - và do đó có giá trị cao với những người khai thác gỗ.
Hơn nữa, Tê Điểu còn sinh sản rất hiếm, mỗi năm chỉ đẻ trứng một lần và chỉ nuôi một con nhỏ. Theo tập tính, trong khoảng thời gian ấp trứng, con cái sẽ ở yên trong tổ khoảng 5 tháng cho đến khi con non mọc lông. Toàn bộ thức ăn cho cả gia đình trong khoảng thời gian này đều phụ thuộc vào con đực. Nếu Tê Điểu cha bị săn giết, cả gia đình của nó cũng chết theo!
Trong văn hóa của người Đông Nam Á hàng nghìn năm qua, loài chim Tê Điểu có ý nghĩa vô cùng lớn. Chúng là linh vật thiêng liêng của người Kalimantan và người Dayak trên đảo Borneo.
Họ tin rằng, Tê Điểu là sứ giả linh thiêng của các vị thần, có sứ mệnh chở linh hồn người đã khuất sang thế giới bên kia. Hơn nữa, Tê Điểu còn đại diện cho hình ảnh của sự chung thủy và bền vững trong hôn nhân, gia đình. Giết chúng là điều cấm kỵ!
Năm 1371, mỏ sừng của chim Tê Điểu trờ thành loại "ngà" xuất hiện tại Trung Quốc
Ngay từ năm 700, thương mại giữa Borneo và Trung Quốc dần trở nên nhộn nhịp. Vào năm 1371, mỏ sừng của chim Tê Điểu trờ thành loại "ngà" xuất hiện tại Trung Quốc lần đầu tiên như một tặng phẩm từ vương quốc Brunei.
Người Trung Quốc, vốn đã có tay nghề cao trong nghệ thuật chạm khắc voi ngà voi, đã chế tác những chiếc mỏ sừng Tê Điểu quý hiếm thành các tác phẩm nghệ thuật tinh xảo.
Cũng từ đó, khi nhu cầu "làm đẹp" của con người ngày càng cao thì nạn săn trộm Tê Điểu để lấy mỏ sừng đã xuất hiện ngày một nhiều khi các thương nhân người Hoa ráo riết thu mua chúng sau đó bán cho giới thượng lưu với giá đắt đỏ. Đến giữa những năm 1800 nhu cầu đã lan sang phương Tây và các nước châu Âu.
Nhẹ hơn ngà voi, dễ dàng chạm khắc hình ảnh tinh xảo thành mặt dây chuyền và các tác phầm nghệ thuật phức tạp nên mỏ sừng Tê Điểu trở thành món hàng được săn lùng nhiều nhất ở châu Á.
Đối với các tầng lớp giàu có ở Trung Quốc, Nhật Bản, các vật dụng có mặt của "Tam quý" (là răng nanh hổ, vảy tê tê và mỏ sừng Tê Điểu) là dấu hiệu của tiền bạc, giàu có, quyền lực và sự sang trọng. Ở Anh thời thế kỷ 19, những trang sức, vật dụng có sự xuất hiện của mỏ sừng Tê Điểu trở thành xu hướng thời trang thời thượng của giới quý tộc nước này.
Tính cho đến nay, giá của mỏ sừng Tê Điểu không hề rẻ, mỗi một kg sừng có giá khoảng 6.150 USD, cao gấp 2-3 lần giá của ngà voi.
Chỉ tính từ năm 2012 đến 2014, có khoảng 1.111 đầu chim Tê Điểu tịch thu từ bọn buôn lậu riêng tại tình Tây Kalimantan (Indonesia). Nhà nghiên cứu về chim mỏ sừng Yokyok Hadiprakarsa thuộc Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã phi lợi nhuận (WCS) Indonesia ước tính, khoảng 6.000 con Tê Điểu bị giết hại mỗi năm nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người.
Các nhà khoa học không thể thống kê còn bao nhiêu con chim Tê Điểu sinh sống trong tự nhiên hiện nay, nhưng rõ ràng, họ đang lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ sự tồn tại của loài chim cực kỳ quý hiếm này.
Khi nhu cầu của con người càng cao thì nạn săn trộm ngày càng tăng mạnh. Điều này dẫn đến sự biến mất về số lượng của loài chim vốn đã sinh sản hiếm, từ gần bị đe dọa đến cực kỳ nguy cấp, có khả năng tuyệt chủng trong tự nhiên, theo công bố của Sách Đỏ IUCN.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính