Khám phá

1001 thắc mắc: Máu của loài sinh vật đáng sợ trên thế giới có màu gì?

Với hàm răng chắc khỏe, sắc lém như lưỡi đao, lại tụ tập theo bầy đàn, những ‘đám mây’ châu chấu tràn qua đồng ruộng trở thành thảm họa kinh hoàng cho con người.

Khám phá những loài sinh vật 'độc nhất vô nhị' dưới đáy Nam Cực / Sự thật về ngôi đền 'tử thần', đoạt mạng bất kỳ sinh vật nào lại gần

Máu châu chấu màu gì?

Một số động vật cao cấp như lợn, bò, ngựa, gà, vịt, thậm chí như con người đều có máu đỏ tươi. Còn động vật cấp thấp như tôm, dế, châu chấu, chuồn chuồn... trong cơ thể của chúng cũng có máu không ngừng tuần hoàn, nhưng lại trong suốt hoặc có màu khác.
Đó là vì trong máu của những côn trùng này chỉ có tế bào giống như huyết cầu của động vật cao cấp, mà thiếu mất hồng huyết cầu. Do không có hồng huyết cầu cho nên không có huyết sắc tố. Vì thế, máu của những loài động vật này không phải là màu hồng.
Nhưng một số côn trùng, như ấu trùng dao cố, vì trong huyết tương của nó có một số hồng tố, nên máu của nó cũng có màu hồng. Có côn trùng mang dòng máu xanh hoặc màu vàng, là do trong huyết tương của nó có chứa sắc tố vàng hoặc xanh. Châu chấu có màu màu xanh.

Vì sao châu chấu bay thành đàn?

Châu chấu dù bay ở trên trời hay đỗ dưới mặt đất vẫn duy trì tính hợp quần. Đây không phải là sở thích nhất thời, mà do thói quen đẻ trứng và nhu cầu về mặt sinh lý của chúng.
1001 thắc mắc: Máu của loài sinh vật đáng sợ trên thế giới có màu gì? - ảnh 1
Ảnh minh hoạ
Việc châu chấu thích hoạt động thành đàn có quan hệ rất lớn đến thói quen đẻ trứng. Đến mùa giao phối, châu chấu lựa chọn vị trí đẻ trứng tương đối nghiêm khắc, thích hợp nhất là môi trường có chất đất cứng, có độ ẩm tương đối và có ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Trên những cánh đồng rộng lớn, khu vực có thể đáp ứng các tiêu chuẩn này tương đối ít, do vậy, châu chấu thường tập trung đẻ trứng hàng loạt trên một phạm vi không lớn lắm. Thêm vào đó, trong khu vực nhỏ này, chênh lệch độ ẩm là rất ít, khiến cho trứng nở đồng loạt, đến mức châu chấu non vừa chào đời đã hình thành thói quen sống cùng nhau, đi theo nhau.
Mặt khác, châu chấu phải sống theo đàn cũng là do nhu cầu về mặt sinh lý. Chúng cần nhiệt độ cơ thể tương đối cao để hoạt động. Vì vậy, việc sống thành đàn sẽ giúp chúng duy trì nhiệt độ trong cơ thể. Tất cả những con châu chấu trong đàn đều có chung đặc điểm này. Bởi vậy, trước khi chúng kết đàn, chỉ cần vài con lượn vòng trên không trung, rất nhanh sau đó, những con khác dưới mặt đất sẽ cảm ứng và đồng loạt bay lên.

Kỳ lạ châu chấu đổi màu để gần bạn tình

Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện ra loài châu chấu cực kỳ hiếm có khả năng đổi màu giống hệt như những con tắc kè.
Khi trời nóng, động vật ứng phó theo cách khác nhau. Nhiều loài có vú đổ mồ hôi, hay bơm thêm máu vào các mao mạch dưới da để đẩy sức nóng ra ngoài. Thậm chí, động vật bậc cao như con người tìm đến bóng râm, hay đi uống nước đá.
1001 thắc mắc: Máu của loài sinh vật đáng sợ trên thế giới có màu gì? - ảnh 2
Châu chấu “tắc kè” sinh sống ở Úc.
Tuy nhiên, loài châu chấu “tắc kè” đực sinh sống ở Úc, có tên khoa học Kosciuscola tristis lại chọn cách vô cùng thú vị. Da của chúng vốn có màu tuyền sẽ chuyển thành màu lam chói lọi khi nhiệt độ môi trường mới chỉ lên quá 100C.
Để chuyển sang màu xanh lam, những con châu chấu dồn những hạt trong suốt lên đỉnh các tế bào và các hột màu nâu xuống đáy các tế bào. Các hạt trong suốt sẽ có ánh sáng hơi xanh nhưng cho phép các màu sắc khác đi qua, do vậy châu chấu trông bề ngoài sẽ có màu xanh lam.
Các nhà khoa học khẳng định châu chấu đực trở nên hung hãn hơn khi chúng chuyển sang màu lam. Với màu da lam, chúng chiến đấu dũng mãnh hơn, lăn xả vào và cắn lẫn nhau.

Châu chấu cái là nguyên nhân của tranh chấp, bởi vì khi đó châu chấu cái đang đẻ trứng nên chúng phải yên vị, vì vậy sẽ có vài con châu chấu đực tụ tập vây quanh, do đó phải đổi màu để “chiến đấu”.
Những đại dịch châu chấu gần đây

Trong lịch sử, có những năm được gọi là “năm châu chấu” - khi các động vật cánh cứng này hoành hành và gây ra những hậu quả lớn. Ở Mỹ, vào năm 1874-1875, bầy động vật biết bay này từng lan rộng từ phía đông dãy núi Rocky đến Iowa và sông Mississippi, và từ Texas qua Great Plains vào các tỉnh thảo nguyên Canada.
Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ở Nebraska, Kansas và Dakotas (gần 200.000 dặm vuông). Các nhà nghiên cứu tin rằng, bầy đó chứa hơn 120 tỷ con và lớn nhất trong lịch sử được ghi lại. Dịch châu chấu phát triển không liên tục, trong thế kỷ trước, chỉ xảy ra vào năm 1926-34, 1940-48, 1949-63, 1967-69 và 1986-89.
1001 thắc mắc: Máu của loài sinh vật đáng sợ trên thế giới có màu gì? - ảnh 3
Thế kỷ 21 bắt đầu chưa lâu nhưng cũng ghi nhận một số dịch châu chấu. Tháng 6/2001, Cộng hoà Dagestan (Nga) đã phải điêu đứng trước thảm họa châu chấu khi từng đàn đông tới hàng trăm triệu con tràn qua và tàn phá một vùng nông nghiệp rộng lớn. Chỉ trong vòng 1 tuần, lũ côn trùng này đã phá huỷ hơn 28.300ha đồng cỏ, củ cải đường và ngũ cốc.
Hơn 80.000ha đất trồng đã bị châu chấu hoành hành và diện tích nhiễm sâu hại tăng cao. Gần 2 triệu USD đã được chi ra để đối phó với đại dịch này. Cùng thời điểm đó, các khu vực lân cận như Georgia, Azerbaijan và Kazakhstan và Trung Quốc cũng chịu chung thảm họa châu chấu kinh hoàng này.

Năm 2004, dịch châu chấu sa mạc đã tràn vào Tây Phi dẫn đến tình trạng khủng hoảng lương thực tại đây. Những nơi chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất chính là Senegal và Mali. Một quan chức Mali cho biết, đã có 42 đàn châu chấu đổ bộ vào đất nước này. Một đàn châu chấu có đến 80 triệu con trong một dặm vuông và di chuyển 80 dặm một ngày có thể tiêu diệt hoàn toàn một mùa vụ chỉ trong vài phút. Mali đã phải phun thuốc diệt côn trùng cho diện tích khoảng 800.000ha hoa màu vụ mùa.
Tháng 4/2010, vô số đàn châu chấu đã tung hoành trên một khu vực ở phía đông Australia, phá hoại hoa màu, nông trại khiến nước này phải lập hẳn một Ủy ban Thảm họa châu chấu. Lũ châu chấu không chỉ kiếm ăn trên đồng cỏ mà còn phá hủy cả những cánh đồng ngũ cốc. Đại dịch châu chấu này đã phá hủy diện tích lên tới gần 500.000 km2, với mật độ khoảng 10 con/m2. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và làm ảnh hưởng tới các hoạt động thường nhật. Theo FAO, nạn châu chấu lớn giữa năm 2003 và 2005 trên 20 quốc gia ở miền bắc châu Phi đã gây ra thiệt hại hơn 2,5 tỷ USD.
Từ cuối năm 2012 vùng Tây Phi báo động vì sự xuất hiện của hàng đàn châu chấu sa mạc. Bắt đầu sinh sôi nảy nở từ Tchad, Mali, Niger, những đàn châu chấu bay tới những các Bắc Phi. Tháng 3/2013, hàng tỷ con châu chấu tràn ngập trên phân nửa diện tích lãnh thổ Madagascar ăn trụi hết cây cối hoa cỏ. Đàn châu chấu này sau đó lan sang nhiều nước khác trong khu vực như Ai Cập, Israel. Madagascar là một nước rất nghèo, 90% trong dân số 22 triệu sống ở mức dưới 2 USD một ngày, tính đến năm 2013.
Tháng 8/2014, người dân Madagascar lại đối mặt với nỗi hoảng sợ khi hàng tỷ con châu chấu giống như đám mây lớn làm bầu trời tối sầm lại. Người ta ước tính rằng đàn châu chấu lớn nhất có thể trải dài hàng km và bao gồm hàng tỷ con, bay tập trung với nhau, phủ kín toàn bộ các con đường, khu dân cư, quảng trường…., tàn phá khoảng 2/3 diện tích Madagascar - tương đương diện tích lãnh thổ Đức hoặc Nhật Bản. Bầy châu chấu khổng lồ đã càn quét hòn đảo ngoài khơi bờ biển Đông Nam của châu Phi này, tàn phá cây trồng và các nguồn cung cấp thực phẩm khác chỉ trong vòng vài giờ.
1001 thắc mắc: Máu của loài sinh vật đáng sợ trên thế giới có màu gì? - ảnh 4
Năm 2019, đàn châu chấu khổng lồ ước tính gồm hàng trăm nghìn con châu chấu đã ồ ạt đổ về thành phố Las Vegas, bang Nevada của Mỹ khiến cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây bị đảo lộn. Theo thông tin từ truyền thông địa phương và giới chuyên gia, thời tiết ẩm ướt có thể được cho một nguyên nhân dẫn tới cuộc “xâm chiếm” ồ ạt này. Trước đó, vụ châu chấu di cư gần đây nhất tại Las Vegas diễn ra vào khoảng những năm 2012-2013.

Năm 2020, Kenya phải đối mặt với đại dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 70 năm qua khi hàng tỉ con xuất phát từ vùng Đông Bắc Phi tấn công, tràn vào nước này từ Somalia và Ethiopia. AFP dẫn ước tính của FAO cho thấy, một bầy châu chấu có thể gần 200 tỷ con ở Kenya, bao phủ diện tích khoảng 2.400 km2. Ít nhất 700ha hoa màu đã bị phá hủy, đe dọa nặng nề an ninh lương thực tại Ethiopia, Somalia và Kenya - 3 nước vốn luôn trong tình trạng mất mùa bởi thiên tai, và đang di chuyển qua sườn núi Kilimanjaro, tiến vào biên giới Tanzania.
Gần đây, dịch chấu sa mạc đã gây hại tại Pakistan, cuối tháng 5 đã xâm nhập vào phía Bắc và phía Tây Ấn Độ và có nguy cơ di chuyển qua Ấn Độ xuống khu vực các nước Bangladesh, Myanmar, Lào hoặc các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây (Trung Quốc) và vào Việt Nam. Nếu dịch bùng phát tại các khu vực kể trên, sẽ đe dọa trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp của các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Một đàn châu chấu sa mạc trưởng thành có thể di chuyển nhiều hơn 100 km trong một ngày. Chúng có thể bay nhiều hơn 4.000 km trong một tháng và có thể bay một mạch 2.000 km ở độ cao trên 2.000m (quan sát từ Radar, FAO) với tốc độ 12-15 km/giờ và thời gian bay trung bình 9-12 tiếng mỗi ngày.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm