11 loài vịt hoang dã tuyệt đẹp của Việt Nam
Mê mẩn trước chùm ảnh đẹp về động vật hoang dã ở châu Phi / Ngắm thiên nhiên hoang dã đẹp mê hồn qua ống kính nhiếp ảnh gia
Dưới đây là 11 loài vịt hoang dã độc đáo của Việt Nam:
Chim le nâu (Dendrocygna javanica), là loài định cư tương đối phổ biến phân bố tại Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ, dễ gặp tại VQG Cát Tiên, Tràm Chim, U Minh Thượng, Phú Quốc. Sinh cảnh của loài vịt hoang dã này là các vùng đầm lầy, hồ và các vùng đất ngập nước khác, thỉnh thoảng gặp ở rừng ngập mặn. Chúng thường đi theo đàn lớn.
Chim uyên ương (Aix galericulata),là loài trú đông hiếm tại Đông Bắc, lang thang qua Tây Bắc (có thể quan sát tại VQG Ba Bể). Loài vịt có bộ lông ấn tượng này ưa thích các ao hồ nước ngọt.
Chim le khoang cổ (Nettapus coromadelianus), là loài định cư không phổ biến, phân bố tại Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG U Minh Thượng, khu BTTN Văn Lung). Chúng sống ở các vùng đầm lầy, hồ và các sinh cảnh đất ngập nước khác. Là loài Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam.
Chim mồng két (Anas crecca), là loài di cư trú đông tương đối phổ biến, ghi nhận trong cả nước trừ Nam Trung Bộ (VQG Xuân Thủy, Đất Mũi, Tràm Chim). Sinh cảnh của chúng là hồ, sông lớn, đầm lầy, các vùng đất ngập nước.
Chim mồng két mày trắng (Spatula querquedula), là loài trú đông phổ biến, được ghi nhận trong cả nước trừ Tây Bắc (VQG Xuân Thủy, Đất Mũi, Phú Quốc). Loài chim này sống ở các hồ lớn, đầm lầy, các vùng đất ngập nước.
Vịt mỏ thìa (Spatula clypeata), là loài trú đông không phổ biến tại Đông Bắc, lang thang qua Trung Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Xuân Thủy, khu BTTN Thái Thụy). Sinh cảnh của chúng là hồ, các sông lớn, đầm lầy và các vùng đất ngập nước khác nhau.
Vịt lưỡi liềm (Mareca falcata), là loài trú đông hiếm đến không phổ biến, phân bố tại Đông Bắc, Trung Trung Bộ (VQG XUân Thủy), khu BTTN Thái Thụy). Sinh cảnh của loài này là hồ và khu vùng đầm lầy ở vùng đất thấp.
Vịt đầu vàng (Mareca penelope), là loài di cư trú đông hiếm đến không phổ biến tại Đông Bắc (VQG Xuân Thủy, các khu BTTN Vân Long, Thái Thụy), lang thang qua Trung Trung Bộ và Nam Bộ. Loài vịt này sống ở các hô, sông lớn, các vùng đất ngập nước.
Vịt trời (Anas poecilorhyncha), là loài định cư tương đối phổ biến tại Đông Bắc (VQG Xuân Thủy, khu BTTN Thái Thụy, Tiền Hải, Nghĩa Hưng), Trung Bộ và Nam Bộ. Sinh cảnh của vịt trời là các vùng đầm lầy, hồ, sông lớn, đồng cỏ ngập nước.
Vịt mốc (Anas acuta), là loài trú đông không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Đông Bắc, Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ (VQG XUân Thủy, Đất Mũi, các khu BTTN Nghĩa Hưng, Tiền Hải, Thái Thụy). Loài này sống ở hồ, sông lớn, đầm lầy, các vùng đất ngập nước.
Vịt mào (Aythya fuligula), là loài trú đông hiếm đến tương đối hiếm tại Đông Bắc, lang thang qua Trung Trung Bộ. Loài vịt này sống ở các sông, hồ lớn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào