Khám phá

12 quốc gia có thể 'mất' gần 5 triệu phụ nữ trong thập kỷ tới: Cơn đau nhức nhối của thời đại!

Và hệ quả của việc này rất lớn!

Bố mẹ bắt tôi phá thai để bỏ người yêu / Bạn trai chuyển 500 triệu bắt đi phá thai và cái kết đắng ngắt sau 4 năm gặp lại

Kể từ những năm 1970, phá thai chọn lọc giới tính (trọng nam khinh nữ) ở Trung Quốc, Ấn Độ và 10 quốc gia khác đã khiến từ 23 đến 45 triệu bé gái/phụ nữ 'biến mất.

Theo bản nghiên cứu có tên "Dự báo tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia từ năm 2021 đến năm 2100" thì, khả năng đến năm 2030, với tình trạng phá thai như vậy, chính 12 quốc gia đó sẽ 'mất' thêm 4,7 triệu ca sinh bé gái. Điều này tất yếu làm gia tăng chênh lệch giới của chính các quốc gia đó.

Nghiên cứu này sử dụng mô hình dựa trên 3,26 tỷ hồ sơ sinh từ 204 quốc gia và nó xác định 12 quốc gia có bằng chứng rõ ràng về tỷ lệ chênh lệch giới tính và 17 quốc gia có nguy cơ đi theo hướng đó.

Liên Hợp Quốc đánh giá, phá thai chọn lọc giới tính là một trong những hành vi có hại chính được cơ quan này đề cập trong các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs). Hiện trạng này được quan sát thấy ở nhiều quốc gia khác nhau từ Đông Nam Âu đến Nam và Đông Á.

Cùng với tỷ lệ tử vong ở nữ quá cao, việc phá thai chọn lọc giới tính hiện là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng 'phụ nữ mất tích -missing women' - một khái niệm được các nhà khoa học mô tả lần đầu tiên để chỉ một dân số có ít nữ hơn nhiều so với nam.

Tin khả quan là 12 quốc gia có tỷ lệ chênh lệch giới tính ngày nay có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.

Dự báo đến năm 2100, mô hình dự đoán rằng 12 quốc gia này sẽ giảm tỉ lệ 'biến mất' của các ca sinh bé gái - xuống còn 5,7 triệu ca. Nếu so với những năm 1970, thì đây là dấu hiệu khả quan, vì vào thời điểm đầu thế kỷ 22, quan niệm cổ hủ trọng nam - khinh nữ sẽ giảm nhiều. TUY NHIÊN, có thể thực tế không phải vậy!

Phân biệt giới tính: Cơn đau nhức nhối của thế giới

Bởi từ nay đến năm 2100 còn rất rất lâu. Hiện tại, chúng ta vẫn phải đối mặt với tình trạng đau lòng này. Và tất nhiên, việc các bé gái không bao giờ được sinh ra do phá thai chọn lọc giới tính có thể gây ra những hậu quả lâu dài về văn hóa và xã hội.

Ở Trung Quốc và Ấn Độ, nơi nam giới hiện nay đông hơn nữ giới khoảng 70 triệu người, việc 'ép' hôn nhân đã dẫn đến sự gia tăng đáng lo ngại về sự cô đơn, cũng như sự gia tăng bạo lực, buôn bán phụ nữ và mại dâm.

Trong những năm gần đây, tình trạng mất cân bằng giới tính ở cả 2 quốc gia này (Trung Quốc và Ấn Độ) đã bắt đầu chậm lại, do các quan chức chính phủ đưa ra các biện pháp khuyến khích sinh con gái và hạn chế nạo phá thai do lựa chọn giới tính.

Nhưng chính phủ các nước này cần phải làm việc nhiều hơn. Nhóm nghiên cứu đằng sau mô hình mới cho biết: "Cần phải hành động ngay lập tức nếu muốn cân bằng lại quy mô giới tính ở những nơi như Trung Quốc, Ấn Độ, Albania, Armenia, Azerbaijan..."

Nếu các quốc gia khác ưa thích con trai hơn con gái - như Nigeria, Pakistan, Ai Cập, Tanzania và Afghanistan - tiếp tục tư tưởng trọng nam khinh nữ của họ bất chấp những tiến bộ xã hội, thì mô hình mới dự đoán chúng tôi sẽ sai lệch hơn rất nhiều - Khi đó, chúng ta có thể 'mất' thêm 22 triệu bé gái vào năm 2100.

Trong kịch bản cụ thể đó, các quốc gia ở châu Phi cận Sahara chiếm hơn một phần ba tổng số ca sinh bị 'mất'.

12 quốc gia có thể mất gần 5 triệu phụ nữ trong thập kỷ tới: Cơn đau nhức nhối của thời đại! - Ảnh 1.

Trong một thế giới mất cân bằng giới tính trầm trọng có thể dẫn đến mức độ cao của hành vi chống đối xã hội và bạo lực, và cuối cùng có thể ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài và sự phát triển bền vững của xã hội. Ảnh: Rachel Levit / Famlii.com

Rõ ràng, đó là một tình huống giả định, nhưng khi chẩn đoán giới tính và phá thai trở nên phổ biến hơn trên khắp thế giới và khi sự phân biệt giới tính vẫn còn, thì điều đó không nằm ngoài dự đoán.

Phân biệt giới tính là một vấn đề toàn cầu. Ở một số nền văn hóa, chỉ nam giới mới có thể làm việc, nối dõi tông đường hoặc chăm sóc cha mẹ già của họ. Mặt khác, phụ nữ đôi khi không thể làm việc hoặc không sở hữu tài sản, và trong một số trường hợp, họ cần của hồi môn để kết hôn. Những kỳ vọng văn hóa này lên án họ là gánh nặng, dù đó không phải do lỗi của họ, đặc biệt là đối với các gia đình nghèo hơn.

Theo các nhà khoa học, việc một đất nước, một khu vực hay toàn thế giới có ít phụ nữ hơn mong đợi có thể dẫn đến mức độ cao của hành vi chống đối xã hội và bạo lực, và cuối cùng có thể ảnh hưởng đến sự ổn định lâu dài và sự phát triển bền vững của xã hội.

Không dễ để dự đoán những thái độ trọng nam khinh nữ này sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết điều gì sắp xảy ra, với tỷ lệ giới tính của một quốc gia có thể quyết định mức độ hạnh phúc của người dân.

Nghiên cứu được công bố trên BMJ Global Health.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm