Khám phá

13 đại cao thủ trong 'Tây Du Ký 1986', Tôn Ngộ Không chỉ đứng thứ 7

Hành trình vượt qua 81 kiếp nạn đi Tây Thiên của thầy trò Đường Tăng gặp những vị cao thủ, nhưng không phải ai cũng biết được sức mạnh thực sự của họ.

Đứng ở vị trí đầu tiên là lão tổ Bồ Đề (sư phụ của Tôn Ngộ Không). Trong chương hồi của "Tây Du Ký", võ công của các đồ đệ Bồ Đề được nhắc tới là cực kì đa dạng, có những cao thủ như Tiểu Đạo Đồng ngón giữa phun lửa. Ngộ Không theo Bồ Đề học nghệ chưa tới 10 năm đã đại náo thiên cung, còn Sư tổ Bồ Đề tu luyện nghìn năm, công lực cao hơn Ngộ Không bội phần.

Vị trí thứ 2 là Trấn Nguyên đại tiên. Có người nói Trấn Nguyên đại tiên cùng thế hệ với Ngọc Đế, cũng có người nói Trấn Nguyên đại tiên có thể đánh bại được lão tổ Bồ Đề. Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng từng vây đánh Trấn Nguyên đại tiên nhưng không thành, còn bị Trấn Nguyên thu vào tay áo Càn Khôn. Tuy nhiên chính Trấn Nguyên đại tiên cũng thừa nhận mình không làm gì được Tôn Ngộ Không, chỉ có thể tạm thời giam giữ. Bởi vậy so về pháp lực thì Trấn Nguyên đại tiên thua lão tổ Bồ Đề một bậc do lão tổ Bồ Đề dạy võ cho Ngộ Không nên sẽ biết được nhược điểm của Ngộ Không và có thể đánh bại.

Lão sư Vương Ma Đầu xếp ở vị trí thứ 3. Ở một nước nào đó tại Tây Vực, vũ khí của ba huynh đệ Tôn Ngộ Không bị con sư tử tinh lấy mất. Tôn Ngộ Không san bằng động sư tử, bởi vậy lão tổ sư tử xuất hiện để trả thù. Tên ma vương này trong nháy mắt bắt gọn Đường Tăng, Bát Giới, Sa Tăng và ba người con của quốc vương. Tôn Ngộ Không may mắn trốn thoát, sau đó đành mời Bồ Tát xuống hàng phục.

Đứng thứ4 là Nhị Lang Thần. Lúc Nhị Lang Thần đánh nhau với Tôn Ngộ Không, nhìn ngang sức ngang tài, bất phân thắng bại nhưng thực chất Nhị Lang Chân Quân đã chiếm ưu thế hơn. Nhị Lang Quân ở trong "Diễn nghĩa phong thần" sớm đã thiên hạ vô địch. Trong "Phong thần bảng" có rất ít đối thủ. Lúc giao chiến với Ngộ Không cũng nắm ưu thế lớn hơn bởi Ngộ Không ở thế bị động. Nếu như Ngộ Không biết 72 phép biến hóa thì Nhị Lang Quân biết 73 phép biến hóa. Hơn nữa Nhị Lang quân có tới 3 con mắt, có thể nhìn thấu thế võ của Ngộ Không.

Hạng 5 là Hồng Hài Nhi. Kỹ thuật sử dụng khí giới của Hồng Hài Nhi bình thường thế nhưng Tam muội chân hỏa lại quá vô địch. Ngộ Không, Bát Giới, Sa Tăng đều bị thiêu rụi dù trước đó lò luyện đơn của Thái Thượng lão quân còn không thiêu chết được Mỹ Hầu Vương. Ngay cả Quan Âm Bồ tát cũng chỉ hàng phục chứ không trực tiếp giao chiến với Hồng Hài Nhi.

Lục Nhĩ Mỹ Hầu đứng vị trí thứ 6. Tại sao Lục Nhĩ Mỹ Hầu không cùng hạng với Tôn Ngộ Không? Bởi vì Ngộ Không có gậy Như ý, còn Lục Nhĩ Hầu chỉ cần một cây gậy bình thường đã có thể cùng Ngộ Không ngang tài ngang sức, chiến đấu với Ngộ Không mấy ngày liền cũng không phân thắng bại.

Đứng thứ 7 là nhân vật chính Tôn Ngộ Không. Ngộ không là học trò của Bồ Đề, học được 72 phép biến hóa, có thể cưỡi mây đạp gió, phi được tới 10 vạn 8.000 dặm. Từng đại náo thiên cung, chiến đấu với thiên quân vạn mã, đưa Đường Tăng thuận buồm xuôi gió đi thỉnh kinh.

Đại bàng cánh vàng Kim Sí Điểu - tam đệ trong ba đại ma vương thống lĩnh núi Sư Đà, kẻ ngang tài ngang sức với Ngộ Không đứng thứ 8. Đại bàng cánh vàng có thể bay 11 vạn 3.000 dặm, từng đại náo điện Phật ở Tây Thiên, 500 vị La Hán cũng không làm gì được.

Ngưu Ma Vương, từng là đại ca kết nghĩa của Ngộ Không, đứng thứ 9. Con trai Hồng Hài Nhi lợi hại như vậy, Ngưu Ma Vương cũng không hề kém cạnh. Lão Ngưu giao đấu cùng ba huynh đệ Tôn Ngộ Không mấy trăm hiệp không thua. Thế nhưng chỉ vì trúng kế biến về hình dạng con trâu mà bị Na Tra dùng vòng Càn Khôn đánh ngất.

Mặc dù tam thái tử Na Tra dùng vòng Càn Khôn lén đánh ngất được Ngưu Ma Vương nhưng là do Lão Ngưu đánh rất lâu với Ngộ Không trước đó nên thể lực đã suy giảm. Võ công của Na Tra cũng không tầm thường. Trong "Phong thần diễn nghĩa", Na Tra đại náo tứ hải, không có đối thủ, cũng tương tự như Nhị Lang Thần Dương Tiễn, sau này kế nhiệm thiên giới.

Đà Tháp thiên vương đứng thứ 11. Thiên vương Lý Tĩnh so với Na Tra kém hơn một chút. Năm đó, khi con trai Na Tra thành tiên, Thiên vương vẫn chỉ là quan tổng binh Trần đường. Sau được Ngọc Đế trọng dụng, phong làm đệ nhất Nguyên Soái, thống lĩnh tứ thiên môn trăm vạn đại quân.

Cửu Đầu Trùng xếp thứ 12. Tiểu Bạch Long võ nghệ cao cường cũng không sánh được với Cửu Đầu Trùng. Ngộ Không không giỏi đánh dưới nước nên bảo Bát Giới đi, tuy nghiên cũng thua thảm hại trở về. Sau đó phải dùng kế dụ Cửu Đầu Trùng lên bờ, mới bị Nhị Lang Quân giết chết.

Hoàng Bào quái (chồn tinh) xếp vị trí cuối. Bát Giới, Sa Tăng chiến đấu với chồn tinh đều bị bắt giữ. Bạch Long Mã hóa thân thành mĩ nữ ám sát cũng không thành. Tốc độ và phản ứng của Hoàng Bào quái là đệ nhất ma giới. Nếu không phải Ngộ Không mới bị Đường Tăng đuổi đi, khi nghe tin sư phụ gặp nạn bừng bừng tức giận, công phu tăng lên mấy phần thì cũng khó mà giết chết được Hoàng Bào quái này.

Theo Vietnamnet
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo