1 – Người Trung Quốc dùng pháo để dọa những người sống
trên núi
Theo trang Scientific American,những học giả người Trung
Quốc đã nhận thấy những tiếng kêu đó có thể dọa được rất nhiều
người trên núi. Do vậy, pháo đã ra đời. Thêm vào đó, có người nói
pháo hoa thực chất là để dọa những linh hồn quỷ dữ xung quanh.
2 – Pháo hoa là tiền đề cho sự ra đời của vũ khí cháy
nổ
Khoảng giữa năm 600 đến 900 sau Công nguyên, các nhà giả kim
Trung Quốc đã vô tình trộn lẫn xanpet (Kali nitrat) với lưu huỳnh
và than, tạo thành công thức ban đầu cho đạn pháo. Điều này giống
như họ đã luyện được tiên đan vĩnh cửu vậy.
Loại “thuốc súng” (hay được gọi là huo yao) trở thành một phần
quan trong những ngày lễ ở Trung Quốc. Những ống tre được nhét chặt
loại thuốc súng này cũng gần giống mới pháo sáng. Không lâu sau đó,
các kĩ sư quân đội đã sử dụng công thức hóa học này để cải tiến vũ
khí.
Sử sách ghi lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng vũ khí pháo nổ là
năm 1046 và là dùng loại thuốc súng thô đó. Người Trung Quốc cũng
sử dụng người quả pháo sáng truyền thống gắn vào mũi tên để tấn
công kẻ thù. Theo một tài liệu bí mật thì họ còn dùng pháo dùng để
bắt chuột trong chiến tranh ngày xưa.
3 – Pháo hoa chỉ là một phản ứng hóa học
Pháo hoa gồm 3 yếu tố cấu thành: chất oxi hóa, chất đốt và hỗn
hợp hóa học để tạo màu. Chất oxi hóa sẽ phá vỡ liên kết hóa học
trong chất đốt, giải phóng năng lượng được giữ trong liên kết. Để
phản ứng xảy ra, bạn chỉ cần vật dẫn lửa hoặc là châm lửa trực
tiếp.
Đối với pháo hoa thời kì đầu, học giả người Anh Roger Bacon đã
tìm ra rằng kali natri chính là chất ôxi hóa dẫn đến phản ứng vào
đầu những năm 1200. Điều thú vị là Roger đã giữ bí mật điều này và
viết nó thành một đoạn code để giấu đi.
4. Những thành phần khác nhau cho ra màu pháo hoa khác
nhau
Hỗn hợp pha chế ra màu pháo hoa gồm nhiều thành phần kim loại
khác nhau. Khi một thành phần bị đốt cháy, các hạt eletron bị kích
động, giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng. Các thành phần hóa
học khác nhau khi bị đốt cháy sẽ cho ra những dạng sóng ánh sáng có
độ dài khác nhau.
Stronti và Lithi cho ra màu đỏ đậm, đồng đỏ cho ra màu xanh lam,
titan và magiê cho ra màu bạc hoặc trắng, canxi cho ra màu cam,
natri cho ra màu vàng và cuối cùng bari cho ra màu xanh lá. Hỗn hợp
clo, bari hoặc đồng đỏ lần lượt cho ra màu xanh lá nê-ông và ánh
lửa màu ngọc lam.
Màu xanh lam là màu khó sản xuất nhất. Những gói chứa những
thành phần hóa học trên được bắn thẳng lên trời bởi lớp vỏ pháo
mỏng.
5. Trung Quốc phát minh ra pháo hoa, nhưng Ý mới là nước
phát minh ra vỏ pháo (và cả màu pháo hoa)
Hầu hết buổi trình diễn pháo hoa ngày nay đều có sử dụng vỏ
pháo, trông nó giống như vỏ kem ốc quế. Được phát minh vào những
năm 1830 bởi những người thợ làm pháo hoa người Ý, vỏ pháo có đáy
là chất đốt, lớp ngoài là những gói màu hoặc những quả bóng siêu bé
chứa những thành phần cần thiết để tạo màu pháo hoa.
Người Ý cũng tìm ra cách sử dụng những thành phần bột kim loại
để tạo những màu đặc biệt. Ngày nay, những hình dạng của pháo hoa
là do kết cấu bên trong của vỏ pháo.
6. Marco Polo có thể không phải là người đầu tiên đem
thuốc súng đến châu Âu
Khi Marco Polo trở về từ Trung Quốc năm 1925 cùng với pháo hoa,
có người nói là người châu Âu đã biết đến thuốc súng cho vũ khí
cháy nổ từ trước trong thời kì Viễn chinh.
Vào thế kỉ thứ 9, Trung Quốc bắt đầu kiểm soát vận chuyển thuốc
súng đến các nước láng giềng để giữ kín công thức phòng khi có xung
đột.
Người Ả rập đã dùng rất nhiều loại vũ khí sử dụng thuốc súng
trong thời kì Viễn chinh, thuốc súng nhanh chóng lan sang Trung
Đông theo con đường tơ lụa dù Trung Quốc đã cố gắng kiểm soát.
7. Bùm! Xì! Đét! Có công thức thuốc súng tạo ra cả âm
thanh
Các lớp muối hữu cơ như natri salixylat trộn với chất oxi hóa
kali pecloric bị đốt cháy từng lớp một. Khi đó, nó dần giải phóng
khí gas, tạo ra những âm thanh huýt sáo đi kèm với pháo hoa. Mẩu
nhôm hoặc sắt nhỏ có thể tạo ra tiếng huýt sáo hoặc tiếng ì xèo,
trong khi đó bột titan tạo ra những tiếng nổ to, kèm theo ánh lửa
trắng.
8. Pháo hoa rất độc hại
Nhìn vào công thức, ta cũng nhận thấy là pháo hoa không hề có
lợi cho môi trường. Một quả pháo hoa nổ giải phóng các kim loại
nặng, dioxin, axit và những tác nhân gây ô nhiễm không khí khác ra
ngoài môi trường, và sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe khi hít phải
quá nhiều.
Bari nitrat có thể gây ra các vấn đề về phổi, còn chất oxi hóa
kali pecloric có thể dẫn đến vấn đề về tuyến giáp và sinh sản.
9. Pháo hoa không thể tái chế
Nhìn những thành phần của pháo hoa, ta cũng có thể thấy không
thể tái chế được. Trước khi vứt xác pháo đi thì nên nhúng những
phần bỏ đi vào trong nước. Những gì còn lại của pháo hoa đều quá
bẩn không tái chế được, nhưng khi muốn bỏ pháo hoa không dùng đến
thì bạn vẫn nên liên hệ với các trung tâm xử lý chất thải vì các
thành phần gây nổ cần được xử lý đặc biệt.
10. Các nhà hóa học đã tìm ra công thức pháo hoa thân
thiện với môi trường
Có người đã tìm ra thành phần thay thế hợp chất bari và kali
pecloric. Bằng cách thay thế clo bằng iot, một nhóm thuộc Phòng
Công nghệ cháy nổ và nguyên mẫu thuộc Quân đội Hoa Kỳ đã thấy rằng
natri và kali periodic đều là các chất oxi hóa an toàn và có hiệu
quả. Họ cũng thành công thay thế bari bằng nguyên tố Bo.
Những nghiên cứu đều nhắm mục đích khiến vũ khí trong quân đội
thân thiện với môi trường, nhưng kết quả này cũng có thể dùng trong
đời thường. Pháo hoa dùng hỗn hợp giàu ni-tơ thay thế pecloric đã
được sử dụng trong những buổi trình diễn nhỏ, nhưng hiện tại chi
phí sản xuất vẫn là vấn đề.
11. Người Mỹ dùng pháo hoa để kỉ niệm ngày lễ Độc lập từ
năm 1777
Theo nhà sử học James R. Heintze thuộc trường ĐH Hoa Kỳ,
Philadenphia đã lần đầu tiên kỉ niệm ngày này bằng một lễ hội pháo
hoa. Lễ kỉ niệm đó gồm có 13 phát đại bác, diễu hành, bữa tối thịnh
soạn, bánh mì nướng, âm nhạc, bắn súng chào mừng, tiếng vỗ tay và
pháo hoa.
12. Không phải ai cũng chịu được pháo hoa
Pháo hoa khiến chó phải rên rỉ, mèo trốn dưới gầm giường,
chim chóc sợ hãi và bay loạn. Thậm chí có những người sợ pháo hoa
hoặc bị bệnh sợ tiếng ồn.
13. Pháo hoa rất nguy hiểm
Điều này thì rõ ràng rồi nhưng vẫn có người muốn lén chơi pháo
hoa dù bị cấm. Theo như báo cáo của Bộ An toàn Sản phẩm Người tiêu
dùng thì số người bị thương do pháo hoa tại Mỹ tăng từ 8700
người trong năm 2012 lên 11300 người năm 2013. Và trong đó, gần 65%
trường hợp xảy ra trong đợt Quốc khánh Hoa Kỳ. Hơn 40% các trường
hợp là do sử dụng pháo sáng và tên lửa. Ngoài ra, pháo hoa còn có
thể gây cháy rất nhanh.
14. Pháo hoa được dùng để trêu đùa trong hàng thế
kỉ
Sau hàng loạt vụ chơi khăm bằng pháo hoa vào năm 1731, lãnh đạo
đảo Rhode (Hoa Kì) đã phải ra lệnh cấm dùng pháo hoa để đùa nghịch.
Đầu thế kỉ 20, chiến dịch Ngăn chặn những âm thanh không cần thiết
đã thành công trong việc cho ra những điều luật đầu tiên liên quan
đến pháo hoa ở Hoa Kỳ.