15 loài vật làm nên lịch sử trong các cuộc chiến tranh
Khám phá 36 nền văn minh khác trong dải ngân hà / Những công trình ghi dấu ấn năm 2020
Tuy nhiên, không chỉ có 2 loài này, mà con người đã dùng đến hơn một chục loài động vật khác trong các trận đánh của họ xuyên suốt lịch sử. Trong loạt bài này, Cảnh sát Toàn cầu sẽ giới thiệu những loài vật đã được tuyển mộ để chiến đấu trong các cuộc chiến tranh ở cả thời cổ đại và hiện đại.
Bồ câu
Bồ câu ngày nay được biết đến phổ biến như một biểu tượng của hòa bình. Nhưng thực tế, loài chim này đã từng có vai trò rất quan trọng trong chiến tranh, đó là đưa thư.
Ghi nhận sớm nhất về vai trò đưa thư của bồ câu trong chiến tranh là vào thế kỷ 6 TCN, khi Vua Ba Tư Cyrus dùng bồ câu để liên lạc với các binh lính của ông ở các vùng lãnh thổ xa xôi của đế chế.
Một số loài bồ câu lai được cho là có khả năng tìm được đường về từ khoảng cách lên tới 3.900km. Tuy nhiên, chúng chỉ có khả năng đưa thư một chiều: từ nơi xa xôi về nơi ở thường ngày của chúng.
Trong cuộc vây hãm Paris của lực lượng Phổ năm 1870-1871, những người Paris bị mắc kẹt bên trong thành phố đã sử dụng chim bồ câu để giao tiếp với những người bên ngoài. Quân đội Pháp đã sử dụng khinh khí cầu để gửi hàng trăm con chim bồ câu vào cho những người bị bao vây, để họ sử dụng chúng đưa tin trở lại cho thành phố. Việc sử dụng chim bồ câu truyền tin đã đạt đến đỉnh cao trong Thế chiến I. Trước khi kỹ thuật phát thanh được phổ biến rộng rãi, hơn 200.000 con bồ câu truyền tin đã được sử dụng bởi các lực lượng Đồng minh.
Một trong những con chim bồ câu thời chiến nổi tiếng nhất mang tên Cher Ami đã nhận được Huân chương Croix de Guerre của Pháp, vì có công đưa 12 tin nhắn giữa các pháo đài ở vùng Verdun, miền Bắc nước Pháp. Con chim đã mạo hiểm chuyển đi tin nhắn cuối cùng mặc dù đã bị thương tích nghiêm trọng, nhờ đó đã cứu "Tiểu đoàn Dù" của Sư đoàn 77 Mỹ khỏi quân Đức.
Một nhóm 32 con chim bồ câu khác đã giành được Huy chương Dickin của Anh vì có công đưa thư cho quân Đồng minh. Khi đó, quân Đồng minh lo sợ quân Đức Quốc xã bắt được sóng radio nên đã phụ thuộc hoàn toàn vào chim bồ câu để chuyển tiếp tin nhắn.
Gấu
Loài gấu xuất hiện vài lần trong lịch sử các cuộc chiến, nhưng có một chú gấu đã trở nên rất nổi tiếng vì vai trò của mình trong việc chống lại Đức Quốc xã trong Thế chiến II.
Voytek là chú gấu con màu nâu Syria được binh lính của một đơn vị cung cấp hậu cần Ba Lan nhận nuôi khi họ đóng quân tại Iran. Con gấu lớn lên bằng sữa đặc đựng trong chai vodka và uống bia. Quân đội Ba Lan hành quân tới đâu thì gấu Voytek cũng đi theo khắp các chiến trường: Iraq, Palestine, Ai Cập và Ý.
Chẳng bao lâu, gấu Voytek đã nặng hơn 400 kg và cao hơn 1,8 m. Vào thời điểm đó, gấu ta đã trở thành một người lính của đơn vị hậu cần, với sổ lương, cấp bậc và số sê-ri riêng. Gấu đã mang quân hàm Hạ sĩ trong quân đội Ba Lan. Đến năm 1944, Voytek được gửi đến Monte Casino, Ý để tham gia một trong những trận đấu đẫm máu nhất Thế chiến II, với nhiệm vụ vận chuyển đạn dược.
Những năm sau đó, Voytek sống tại vườn thú Edinburgh ở Scotland, nơi nó từng đóng quân với đơn vị hậu cần đã nuôi nấng nó vào cuối chiến tranh. Nó trở thành một nhân vật nổi tiếng ở Anh, và thường xuất hiện trên các chương trình truyền hình của trẻ em cho đến khi chết vào năm 1963.
Voi
Voi, động vật có vú lớn nhất trên cạn, đã ghi dấu ấn lịch sử như những sinh vật có khả năng tàn phá các toán quân địch. Voi có thể chà đạp kẻ thù, xiên đối phương bằng ngà và ném bằng cái vòi khổng lồ của mình. Voi thường được trang bị chống lại vũ khí của đối phương, hoặc bọc sắt gai các cặp ngà. Quân đội thậm chí đã đưa các cỗ máy bắn tên hoặc bắn đá đặt lên lưng voi.
Voi lần đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh ở Ấn Độ vào thế kỷ 4 TCN, nhiều thế kỷ sau khi voi hoang dã được thuần hóa ở châu Á khoảng năm 4500 TCN. Voi sinh sản chậm, vì vậy, những con đực hoang dã thường bị bắt và được đào tạo để làm voi chiến. Năm 331 TCN, quân đội xâm lược của Alexander Đại đế lần đầu tiên đụng độ voi chiến trong trận Gaugamela với Đế chế Ba Tư. Và nó đã khiến những người lính Alexander sợ hãi, nhưng điều đó không ngăn cản họ chiến thắng trận đánh, và ngay sau đó, Alexander bổ sung tất cả voi chiến của Ba Tư vào lực lượng của mình.
Năm 280 TCN, Vua Pyrrhus của Epirus đã mượn hơn 20 con voi chiến châu Phi từ Vua Ai Cập Ptolemy II để tấn công quân đội của Cộng hòa La Mã trong trận Heraclea, miền Nam nước Ý. Những con voi đã giúp đỡ Pyrrhus đánh bại người La Mã lúc đó. Nhưng khi đến trận Asculum sau đó, người La Mã đã thiết kế những toa xe chống voi được bao phủ bằng gai sắt và binh lính đã được huấn luyện đặc biệt để tấn công voi bằng lao. Mặc dù Pyrrhus thắng trong cuộc chiến chống lại Rome, nhưng với những tổn thất to lớn trong số quân của ông, làm sinh ra thuật ngữ "chiến thắng Phyrric".
Người La Mã cũng đối mặt với voi trong các cuộc chiến Punic chống lại Carthage, và trong Chiến tranh Punic lần thứ hai (201-218 TCN), tướng Carthage Hannibal Barca đã dẫn các con voi chiến trên dãy núi Alps tấn công nước Ý từ phía Bắc.
Sau đó, người La Mã đã sử dụng voi chiến trong các cuộc chinh phục của họ ở Tây Ban Nha và Gaul. Voi chiến cũng được sử dụng trong cuộc xâm lăng của La Mã dưới thời Hoàng đế Claudius vào năm 43 sau CN. Thật không may, voi chứng tỏ không phù hợp với chiến tranh vì quá dễ bị tổn thương bởi vũ khí hàng loạt, và cũng dễ bị hoảng sợ: những con thú khổng lồ sợ hãi thường gây ra thiệt hại lớn cho lực lượng “phe nhà” cũng như phe địch.
Voi tiếp tục được sử dụng trong chiến tranh ở châu Á và Ấn Độ cho đến những thế kỷ gần đây, và một số vẫn tiếp tục phục vụ trong vai trò nghi lễ quân đội hiện nay, nhưng việc phát minh ra đại bác cuối cùng đã chấm dứt vai trò chiến đấu của chúng.
Lạc đà
Lạc đà vẫn phục vụ như phương tiện tuần tra quân sự trong các sa mạc, hoang mạc và những vùng núi ở một số khu vực trên thế giới. Mặc dù lạc đà không thể phi nhanh như ngựa, nhưng chúng được đánh giá cao vì khả năng chịu đựng những cuộc hành trình dài trong điều kiện khắc nghiệt và đôi khi gần như không có nước.
Các nhà khảo cổ học cho rằng, lạc đà đầu tiên được coi là động vật thồ hàng và là động vật cung cấp sữa và thịt ở Bắc Phi và Trung Đông khoảng 3.000 năm trước. Chúng được sử dụng đầu tiên trong chiến tranh vào năm 853 TCN, khi Vua Ảrập Gindibu đưa 1.000 con lạc đà trong một đội quân đồng minh hợp sức chống lại quân Asyri trong trận Qarqar, ngày nay là Syria. Những thế kỷ sau đó, người Parthia và Ba Tư Sassanid đôi khi mang giáp cho toàn bộ lạc đà của họ, giống như đội kỵ binh hạng nặng.
Từ thế kỷ thứ 7 sau CN, các đội quân lạc đà Ảrập, Berber và Moorish trở thành một lực lượng quan trọng của quân đội Hồi giáo để chinh phục Trung Đông, Bắc Phi và Nam Tây Ban Nha. Quân lạc đà nước ngoài thường được sử dụng trong các quân đội thực dân châu Âu vào thế kỷ 18 và 19, ở Trung Đông, châu Phi và Ấn Độ. Một số quốc gia vẫn duy trì các đơn vị kỵ binh lạc đà có nguồn gốc từ các lực lượng thuộc địa.
Trong Thế chiến I, lực lượng Ottoman và đồng minh ở Trung Đông đều sử dụng đội quân cưỡi lạc đà. Những con lạc đà cũng được sử dụng trong cuộc nổi dậy của Ảrập chống lại chế độ Ottoman ở khu vực Hejaz thuộc Bán đảo Ảrập, với sự trợ giúp của sĩ quan quân đội Anh T.E Lawrence, được gọi là "Lawrence of Arabia".
Chó
Chó được xem là người bạn tốt nhất của con người, nhưng chúng cũng có thể là kẻ đối địch đáng sợ. Những con chó đầu tiên trong chiến tranh có thể đi săn cùng với chủ của mình trong các cuộc tấn công vào các cộng đồng thù địch. Kể từ đó, những giống chó to lớn đã phục vụ trên chiến trường, như các trinh sát và những người bảo vệ phòng thủ cho quân đội, từ người Ai Cập cổ đại đến người Mỹ bản địa.
Một trong những câu chuyện đầu tiên về những con chó chiến đấu bắt nguồn từ Vương quốc Lydia ở châu Á khoảng năm 600 TCN, khi một bầy chó chiến Lydia đã đánh tan và giết chết một số kẻ xâm lược.
Quân đội La Mã gây giống những con chó chiến từ giống chó mastiff cổ xưa gọi là Molloser. Chúng chủ yếu được sử dụng như những người canh gác hoặc để hướng đạo, nhưng một số được trang bị những chiếc áo giáp và được huấn luyện để chiến đấu.
Những con chó chiến ngày nay chủ yếu chỉ giới hạn ở vai trò đưa tin trên chiến trường, vai trò theo dõi, trinh sát và bảo vệ, bên cạnh những người quản lý. Chúng cũng được sử dụng trong các nhiệm vụ về công tác chỉ huy quân sự, chẳng hạn như những con chó dò mìn của quân đội Mỹ ở Afghanistan và Iraq.
(Còn tiếp)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?