Khám phá

2 báu vật trấn yểm giấu ở nơi bí mật trong phủ Hòa Thân: 1 món hoàng đế không dám đụng, 1 món xa hoa không gì sánh bằng

Sự xuất hiện của 2 báu vật độc nhất vô nhị trong phủ Hòa Thân càng khẳng định vị thế cao của hắn cùng sự giàu có 'vượt mặt' cả bậc đế vương.

Sau khi Thục Hán diệt vong, con cháu Quan Vũ bị xử tử, vì sao hậu duệ Trương Phi vẫn bình an? / Nữ tể tướng từng là nô tì, bị khắc chữ lên mặt vì yêu nam sủng của Võ Tắc Thiên

Ảnh minh hoạ

Để nói về sự giàu có của "đệ nhất tham quan" Hòa Thân thì hậu thế đến nay vẫn lưu truyền câu nói: "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có". Quả thực, sau khi bị kết tội và tịch thu tài sản thì người ta mới có thể tạm thời mường tượng ra được số của cải mà đại tham quan này nắm giữ. Với tổng cộng 1,1 tỷ lượng bạc, khối tài sản của Hòa Thân tương đương với ngân khố của nhà Thanh tích góp trong vòng 15 năm, khoảng 40,9 tỷ USD nếu quy ra tiền hiện đại.

Hình tượng Hòa Thân trên phim truyền hình.

Tiền của Hòa Thân có đến từ tiền tham ô, nhận hối lộ và tiền kinh doanh. Tuy nhiên, sau này khi Hòa Thân mất, người ta mới phát hiện ra rằng sự giàu có của y còn có nguyên do khác nữa. Cụ thể, khi lục soát phủ Hòa Thân, người ta phát hiện ra một ngọn núi giả có lòng rỗng đặt ngay cạnh một hồ nước cực kì kín đáo. Trong lòng núi Hòa Thân đặt 2 món đồ, đó là bia đá khắc chữ Phúc do chính tay Phúc do chính hoàng đế Khang Hy ngự bút. Khang Hy là người rất giỏi thư pháp, hiếm khi đề chữ.

Lần hiếm hoi ngài viết chữ là để cầu an cho Hiếu Trang thái hoàng thái hậu mắc bệnh nặng. Chữ Phúc mà Khang Hy viết trong 3 ngày trai giới cầu an đã được khắc lên bia đá. Sau đó Hiếu Trang thái hoàng thái hậu đã khỏi bệnh và sống thọ hơn cả Khang Hy nên khiến cho tấm bia càng trở nên quý giá và có giá trị tâm linh vô cùng to lớn.

Bia chữ Phúc còn tồn tại đến ngày nay.

Chữ Phúc do Thánh tổ Khang Hy viết có cấu tứ xảo diệu, nét bút cứng cáp, mang nghĩa là “đa điền, đa tử, đa tài, đa thọ” (nhiều đất, nhiều con, nhiều tài, sống thọ). Sau này nó được mệnh danh là “chữ Phúc đẹp nhất thiên hạ". Không rõ bằng cách thức nào đó mà Hòa Thân có thể thỉnh được tấm bia độc nhất vô nhị này về để trấn yểm cho phủ của mình. Dù phát hiện ra tấm bia này nhưng Gia Khánh hoàng đế lại không dám tịch thu vì nó nằm trên phần đất long mạch của triều Thanh.

Tỳ hưu của Hòa Thân còn to và quý hơn của hoàng đế - Ảnh minh họa

Được phát hiện chung với tấm bia chữ Phúc là con tỳ hưu ạc từ ngọc phỉ thúy, quý giá bậc nhất trên thế gian, ngay cả tỳ hưu mà hoàng đế sở hữu không không xa hoa bằng. Tương truyền, con tỳ hưu trấn yểm phủ Hòa Thân được làm từ ngọc phỉ thúy xanh lý mát rượi, vô cùng quý giá. Ngay cả các bậc quân cương cũng chỉ dùng những con tỳ hưu tạc bằng bạch ngọc - cũng là ngọc quý nhưng không hiếm và đắt bằng ngọc phỉ thúy xanh mà Hòa Thân sử dụng. Đáng nói, bụng và mông con tỳ hưu của "đệ nhất tham quan" này còn to hơn nhiều so với tỳ hưu của vua, thời xưa điều này chính là ngụ ý rằng việc Hòa Thân "vượt mặt" đế vương về độ giàu có.

 

- Video: Khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền Phong/CCTV.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm