2 chiếc giường 'trái cực' độc đáo của công tử khét tiếng miền Tây
Hành trình xúc động về người đàn ông cứu tinh tinh bị bỏ rơi / CLIP: Sư tử chui xuống hang đất đoạt mạng lợn bướu
Chùa Sro Lôn (hay còn gọi là chùa Chén Kiểu) ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng hiện lưu giữ nhiều bảo vật của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Trong đó, đặc biệt là 2 chiếc giường “trái cực” nhau, “một chiếc nóng - một chiếc lạnh”, vô cùng độc đáo.
Giường nóng (trên)và lạnh của công tử Bạc Liêu |
Đại diện chùa cho biết, cặp giường này là của gia đình công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy, được vị trụ trì mua lại.
Theo đó, từ năm 1954 -1958, vị trụ trì chùa đã mua được 2 chiếc giường nóng và lạnh của công tử Bạc Liêu với giá khá đắt vào thời đó.
Cụ thể, nhà chùa mua lại chiếc giường lạnh khoảng 5.200 đồng, còn giường nóng 9.500 đồng.
“Thời đó, lúa chỉ có bốn cắc năm một giạ nên giá trị của mỗi chiếc giường là rất lớn, chỉ có nhà giàu mới sở hữu những đồ vật như thế này”, đại diện nhà chùa nói.
Chiếc giường ngủ mùa đông |
Chiếc giường ngủ mùa hè |
Mỗi chiếc giường cao khoảng 2,5m, rộng gần 2m, có hoa văn trang trí gần giống nhau, màu nâu đen, toát lên vẻ sang trọng.
Toàn bộ giường được làm bằng gỗ huỳnh đàn, khảm xà cừ với nhiều hoa văn tinh xảo.
Mặt giường nóng gồm 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại, được dùng để ngủ vào mùa mưa |
Giường lạnh có lót miếng đá cẩm thạch lớn, nên dùng ngủ vào mùa hè nóng nực |
Theo lý giải, sở dĩ được gọi như vậy là vì phần mặt nền của giường nóng có 3 miếng gỗ giáng hương ghép lại được dùng để ngủ vào mùa mưa lạnh.
Còn chiếc giường lạnh có lót những miếng đá cẩm thạch lớn dùng ngủ vào mùa hè nóng nực.
Hoa văn giường rất tinh xảo |
Nhiều du khách đến tham quan xem 2 chiếc giường mà công tử Bạc Liêu từng ngủ |
“Mình cũng đi nhiều nơi nhưng đây là lần đầu thấy được cặp giường lạ thế này, chắc chắn chỉ có quý tộc mới được ngủ trên những chiếc giường thế này”, anh Hồ Vũ (ngụ Đồng Tháp) nhận xét.
Theo anh, những vật dụng liên quan đếncông tử Bạc Liêu không chỉ mang lại giá trị về nghệ thuật mà còn là chứng nhân lịch sử, gắn liền với cuộc đời của đại gia ăn chơi nức tiếng Nam Kỳ lục tỉnh.
Bên cạnh đó, trong chùa Chén Kiểu cũng đang lưu giữ một bộ bàn ghế được cho là dùng để tiếp khách, được nhà chùa mua lại từ bộ kỷ vật của công tử Bạc Liêu vào năm 1948 |
Ngoài ra, tại chùa Chén Kiểu hiện còn đang lưu giữ một bộ bàn ghế của công tử Bạc Liêu, được nhà chùa mua lại từ bộ kỷ vật vào năm 1948. Theo đó, tại chiếc bàn tròn, nhà chùa treo hình công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy.
Bộ bàn ghế này vẫn còn được lưu giữ khá nguyên vẹn về hình thái cũng như chất liệu được làm bằng gỗ quý và cẩn xà cừ sắc xảo.
Bộ bàn ghế này vẫn còn được lưu giữ khá nguyên vẹn về hình thái cũng như chất liệu |
Theo nhiều tư liệu, gia đình công tử Bạc Liêu có một ngôi nhà gọi là Nhà Lầu ở điền Bàu Sàng (Vĩnh Lợi, Bạc Liêu), đây là nơi gia đình ông Trần Trinh Huy dùng để điều hành công việc trong điền.
Bộ bàn ghế này được làm bằng gỗ huỳnh đàn và cẩn xà cừ sắc xảo... |
Những năm 1945, do tình thế đất nước, gia đình Trần Trinh Huy cho người chở nhiều đồ dùng quý giá từ Nhà Lớn (khách sạn Công tử Bạc Liêu ngày nay) như bàn thờ, tủ kiếng, sa-lông, bộ trường kỷ cẩm lai cẩn xà cừ, giường, tủ... vào cất giữ trong Nhà Lầu.
Sau đó, Nhà Lầu bị tá điền cướp nhiều tài sản rồi bị đốt trụi. Những đồ vật nói trên thuộc về Nhà Lầu trước đây.
Du khách tham quan, chụp hình cùng bộ bàn ghế một thời của công tử Bạc Liêu |
Chùa Chén Kiểu ở Sóc Trăng |
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách