2 người đàn bà xấu xí khiến chồng yêu say đắm
Ảnh động vật: Cá sấu bắt gọn hai con mồi cùng lúc / Màn chạm trán nảy lửa giữa lợn rừng và chó hoang
Bà hoàng xấu xí, hoang dâm Giả Nam Phong
Giả Nam Phong là dưới triều Tấn Huệ Đế trong lịch sử Trung Quốc. Bà đã thao túng triều đình Tây Tấn, khởi đầu gây ra loạn bát vương kéo dài 16 năm khiến nhà Tấn suy yếu trầm trọng và đi đến diệt vong.
Phụ thân của Giả Nam Phong là Giả Sung – công thần khai quốc nhà Tây Tấn.
Dù người con lớn nhất là Tư Mã Trung có trí tuệ kém phát triển nhưng Tấn Vũ Đế vẫn lập làm thái tử. Năm 271, Vũ Đế tính chuyện kén con dâu. Ban đầu, Vũ Đế định chọn con gái đại thần Vệ Quán cho Tư Mã Trung, nhưng sau đó lại nghe hoàng hậu Dương Diễm khuyên nên lấy con gái Giả Sung.
Lúc đó thái tử Tư Mã Trung lên 13 tuổi, Vũ Đế sai người đến hỏi con gái nhỏ của Giả sung là Giả Ngọ lên 12. Nhưng lúc đó Giả Ngọ quá bé, không mặc vừa áo cưới, vì vậy Vũ Đế thấy Giả Sung có con gái lớn là Giả Nam Phong đã 15 tuổi, bèn cho lấy thái tử. Từ đó Giả Nam Phong trở thành thái tử phi. Theo mô tả của sử sách, Giả Nam Phong có ngoại hình xấu xí: dáng người thấp lùn và da đen nhưng điều kỳ lạ là từ khi Giả Nam Phong được gả cho thái tử Tư Mã Trung, vị thái tử này lại suốt ngày quấn quýt, tỏ ra yêu mến đặc biệt và không dời người đàn bà xấu xí này.
Trước khi cưới Giả Nam Phong, Tư Mã Trung đã được vua cha ban cho cung nhân Tạ Cửu. Tạ Cửu được phong làm Tài Nhân. Giả Nam Phong chỉ sinh được 4 công chúa, còn Tài nhân Tạ Cửu lại sinh được người con trai là Tư Mã Duật.
Năm 274, hoàng hậu Dương Diễm mất, Vũ đế lập em họ Dương Diễm là Dương Chỉ làm Hoàng hậu, tức là Dương hoàng hậu thứ hai. Giả phi rất độc ác, có lần vì không vừa lòng bèn giết luôn người hầu trong cung. Một cung nữ khác trong cung có thai với thái tử, Giả phi phát hiện bèn lấy ngọn kích nhỏ cầm tay phóng đến làm người cung nữ bị thương và sẩy thai.
Tấn Vũ đế thấy Giả phi vừa xấu xí mà tính tình lại hung hãn, thường có ý phế bỏ. Tuy nhiên mỗi lần Vũ Đế nổi giận, Dương hoàng hậu lại can rằng nên nể Giả Sung có công lớn với triều đình mà để cho Giả phi tại vị. Hơn nữa, mỗi lần như vậy, Giả Nam Phong lại đến kêu khóc với chồng – thái tử Tư Mã Trung, để chồng mình đến cầu xin Dương hậu và Tấn Vũ Đế. Vì vậy Giả phi mới không bị phế.
Năm 290, Tấn Vũ Đế mất, Tư Mã Trung lên nối ngôi, tức là Tấn Huệ Đế. Giả phi được làm hoàng hậu. Huệ Đế lúc đó đã 32 tuổi nhưng vẫn ngờ nghệch. Giả hậu thấy vua Huệ Đế ngây ngô, muốn đoạt quyền hành và đã bàn mưu tính kế, làm nhiều chuyện độc ác để thực hiện ý đồ trên.
Không chỉ lộng quyền triều chính, lập mưu sát hại thái tử Tư Mã Duật, Giả hoàng hậu còn tư thông với quan thái y Trình Cứ và thường bí mật ra lệnh bắt con trai ngoài kinh thành vào cung để hành lạc. Khi xong việc, hầu hết những người con trai đó đều bị giết để giữ bí mật. Việc đồn cả ra ngoài nhưng Huệ Đế không hay biết.
Nhưng cuối cùng, Giả hậu cũng bị phế làm thứ dân và bị giam ở thành Kim Dung, bị ép uống rượu độc mà chết khi 44 tuổi.
Người vợ xấu xí, tài năng của Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng là nhà chính trị - quân sự kiệt xuất của Trung Quốc trong thời kỳ Tam Quốc. Ông có tài “liệu việc như thần”. Tuy nhiên, không giống những người đàn ông có công danh cùng thời, với năm thê bảy thiếp, Gia Cát Lượng chỉ có duy nhất một người vợ là Hoàng Nguyệt Anh (Hoàng Tố). Bà được mệnh danh là một trong năm người phụ nữ tài năng nhưng xấu nhất trong lịch sử Trung Hoa (Ngũ xú Trung Hoa). Tương truyền, Hoàng Nguyệt Anh có dáng người thô, mái tóc vàng, da đen nhiều nốt tàn nhang, thậm chí có mấy nốt ruồi lớn trên mặt.
Hoàng Nguyệt Anh là con gái của danh sĩ Hoàng Thừa Ngạn. Tương truyền bà là một người phụ nữ rất có tài và giúp đỡ rất nhiều cho Khổng Minh Gia Cát Lượng.
Hôn nhân của Gia Cát Lượng và Hoàng Nguyệt Anh cũng có rất nhiều giai thoại ly kỳ. Có giai thoại nói rằng: Hoàng Thừa Ngạn đã chủ động gả con gái Hoàng Nguyệt Anh cho Gia Cát Lượng. Nhưng cũng có giai thoại kể rằng, Gia Cát Lượng tuy biết Hoàng Nguyệt Anh vốn xấu xí nhưng ngưỡng mộ tài năng và sự hiền đức của bà nên đã tìm mọi cách theo đuổi và mãi mới được bà đồng ý.
Ảnh minh họa Hoàng Nguyệt Anh
Khi Gia Cát Lượng cưới Hoàng Nguyệt Anh về, hàng xóm đều có ý chê bai nhan sắc của bà, nhưng ông vẫn luôn yêu mến vợ mình. Ông luôn dành cho bà sự tôn trọng và tình cảm giữa hai người vô cùng thắm thiết. Khi về làm dâu, một tay Hoàng Nguyệt Anh lo liệu việc trong nhà, sắp xếp cuộc sống ổn thỏa trên dưới. Chính bà đã trở thành hậu phương vững chắc cho những thành công vang dội trong sự nghiệp của nhà chính trị - quân sự kiệt xuất này.
Bạn bè của Gia Cát Lượng ban đầu cũng tỏ ý chê bai nhan sắc của Gia Cát phu nhân, nhưng rồi lâu dần, mọi người lại hay lui tới nhà ông. Cách đối nhân xử thế và tài năng xuất chúng của bà đã khiến mọi người vô cùng cảm phục và thay đổi cách nhìn về bà, ngưỡng mộ Gia Cát Lượng đã có được người vợ hiền đức, tài năng nổi tiếng.
Sau khi theo phò tá Lưu Bị, Gia Cát Lượng suốt ngày đi biền biệt, bà Hoàng Nguyệt Anh thường xuyên phải vò võ một mình nuôi con nhỏ, chờ đợi tin thắng trận của chồng. Ở nhà bà vẫn tần tảo cùng mọi người trong nhà trồng dâu nuôi tằm và có công lớn trong việc tạo dựng nghề trồng dâu nuôi tằm tại địa phương; dạy dỗ 3 người con trai của họ trở thành bậc kỳ tài nổi tiếng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này