Về cơ bản, cây vẹt đen kỳ lạ cũng sinh sản, duy trì nòi giống như tất cả những loài thực vật khác, chúng cũng ra hoa, truyền phấn, thụ phấn để tạo nên hạt giống.
Khả năng khiến cho cây vẹt đen trở nên khác biệt là trong khi hạt giống của các loài thực vật khác tách ra khỏi cơ thể mẹ, rơi xuống đất, từ trong lòng đất tự hấp thụ chất dinh dưỡng và bén rễ, nảy mầm thành cây con thì hạt giống của cây vẹt lại nảy mầm thành cây con ngay trên thân của cây mẹ.
Chỉ khi phát triển đến một mức độ nhất định, đủ khả năng tự sinh sống độc lập, những cây non này mới tách khỏi thân mẹ, rơi xuống lớp bùn, cắm rễ và sống cuộc sống tự do nhưng cũng tự lo.
Hiện tượng cây vẹt đen sinh con này cũng giống như sinh sản của các loài động vật, sau khi thụ tinh, mang thai, sinh con, những bà mẹ sẽ nuôi nấng, chăm sóc những đứa con của mình cho đến khi chúng đủ khả năng sinh sống độc lập mới để chúng rời đi.
Ở thực vậy, hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra. Đây là một hình thức thích nghi độc đáo của một số loài thực vật sống ở vùng ngập mặn. Nếu như sinh sản theo cách bình thường, hạt cây sẽ bị cuốn trôi, không thể bén rễ.
Được cây mẹ nuôi dưỡng đến khi mọc rễ mới rơi xuống, những cây con có thể mọc được trong điều kiện thuỷ triều lên xuống hàng ngày, tránh cho hạt khỏi bị nước triều cuốn trôi đi.
Những cây con sẽ mọc ngay trên thân cây mẹ gần như hoàn thiện sau đó mới tách khỏi cây mẹ.
Cây vẹt đen thuộc họ cây thân gỗ, cao 30 - 25m, vỏ thân nhẵn, màu xám tro hoặc nâu nhạt, rễ chống ít phát triển. Rễ thở khá phát triển. Lá đơn, mọc đối, tụm ở đầu cành, dày, cứng, nhẵn, hình thuôn, hẹp dần về 2 đầu, dài 8 - 12cm, rộng 3 - 2,5cm, gân bên 7 - 11 đôi. Cuống lá dài 1 - 3cm. Lá kèm màu lục nhạt, dài 3 - 4cm, sớm rụng.
Hoa màu vàng mọc đơn độc ở nách lá, cuống cong xuống. Cánh đài màu vàng hoặc xanh vành nâu hay đỏ nhạt, xẻ 9 - 12 thùy hình dải, gốc hình chuông. Cánh tràng xẻ đến giữa thành 2 thùy, đầu mỗi thùy thường có 3 lông. Nhị 10 - 12, bao phấn hình dải. Bầu 2 - 4 ô, đầu chia 3 - 4 nhánh. Quả mập mang đài tồn tại chứa 1 hạt, Trụ mầm hơi cong, có cạnh, phần cuối nhỏ dần. Vẹt đẹp cũng là cây gỗ có giá trị kinh tế, gỗ vẹt đen dùng trong xây dựng, đóng đồ dùng thông thường, làm trụ mỏ. Vỏ cây vẹt đen có tanin (20 - 25%) có thể nhuộm lưới và thuộc da.