20% loài cá trên sông Mekong đối mặt nguy cơ tuyệt chủng
Nữ nhân duy nhất ở Trung Quốc dám mặc lòng bào khi mai táng, Võ Tắc Thiên làm vua thiên hạ cũng không dám / Công tử Bạc Liêu giàu 'nứt đố đổ vách' nhưng đời con nghèo khổ đến khó tin: 70 tuổi lận đận mưu sinh, dòng tộc chưa kịp giàu 3 đời đã lụi tàn
Đánh cá trên sông Bassac, một nhánh của sông Mekong, ở Phnom Penh, Campuchia. (Ảnh: AFP)
Sông Mekong - một trong những con sông đa dạng sinh học nhất thế giới, chỉ sau Amazon và Congo - là nơi sinh sống của khoảng 1.148 loài cá được công nhận, với hàng triệu người sống dựa vào con sông để kiếm sống.
Tuy nhiên, theo các nhà hoạt động môi trường, sông Mekong phải đối mặt với vô số mối nguy, bao gồm xây đập, khai thác cát, quản lý nguồn lợi thủy sản kém, mất môi trường sống và du nhập các loài ngoại lai.
Báo cáo cho biết 19% các loài cá trên sông đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những thay đổi, nhấn mạnh việc quần thể cá bị cạn kiệt sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người có sinh kế dựa vào dòng sông như thế nào.
Lan Mercado, Giám đốc Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "Sự suy giảm đáng báo động đối với quần thể cá ở sông Mekong là lời cảnh tỉnh để có hành động khẩn cấp. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ để đảo ngược xu hướng tai hại này vì cộng đồng và các quốc gia sông Mekong không thể để mất chúng".
Báo cáo từ 25 nhóm nghiên cứu khu vực và quốc tế đã xem xét tác động lên các phần khác nhau của con sông dài 4.900 km (3.040 dặm), cũng là con sông dài nhất ở Đông Nam Á, bao gồm cả hồ Tonle Sap của Campuchia, nơi họ cho biết số lượng cá đã giảm 88% trong khoảng thời gian từ năm 2019 - 2003.
Các tác giả nghiên cứu xác nhận 74 loài cá được đánh giá là "có nguy cơ tuyệt chủng" trong danh sách đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
Chỉ số về sức khỏe đa dạng sinh học được quốc tế công nhận liệt kê 18 loài đang bị đe dọa nghiêm trọng.
(Ảnh: AFP)
Báo cáo viết: "Về mặt chính thức, điều này có nghĩa là ước tính khoảng 19% các loài cá được biết đến ở sông Mekong đang bị đe dọa".
Tuy nhiên, báo cáo cho biết dữ liệu có sẵn công khai là rất ít vì nhiều loài sống ở sông chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng và "có thể nói rằng số lượng thực tế các loài cá bị đe dọa toàn cầu sống ở sông Mekong cao hơn nhiều so với con số 74".
Báo cáo cho biết thêm các loài cá biến mất có thể làm trầm trọng thêm nạn phá rừng trong khu vực khi hàng triệu người trước đây sống dựa vào dòng sông buộc phải làm ruộng. Sông Mekong chiếm khoảng 15% sản lượng đánh bắt nội địa toàn cầu.
Herman Wanningen - Giám đốc điều hành của Tổ chức Di cư Cá Thế giới - nói: "Rõ ràng là chúng ta đang mạo hiểm gây ra một cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học mới cho lưu vực sông Mekong. Nhưng vẫn chưa quá muộn".
Trong các khuyến nghị của mình, báo cáo kêu gọi các quốc gia sông Mekong cam kết thực hiện Thử thách nước ngọt cũng như bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái sông.
Tăng dòng chảy tự nhiên của sông, cải thiện chất lượng nước, bảo vệ môi trường sống và các loài quan trọng, đồng thời loại bỏ các rào cản sông lỗi thời là một trong sáu trụ cột được khuyến nghị để giúp khôi phục sông Mekong.
- Video: Cô gái trẻ bị cá to lớn như 'thủy quái' kéo lao xuống đầm. Nguồn: Tiktok/gala43395025.End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn