20 phát minh vĩ đại của người Trung Quốc cổ đại: Hậu thế kinh ngạc
Muôn kiểu làm đẹp kỳ lạ trên thế giới / Kinh ngạc biệt tài tiên tri của Hoàng hậu cuối cùng nước Nga
Từ lâu người Trung Hoa đã nổi tiếng với vốn hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu tự nhiên. Dưới đây là danh sách 20 phát minh của người Trung Hoa cổ đại, một số trong đó có thể sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên:
1. Thuốc súng
Đây là phát minh nổi tiếng nhất của người Trung Quốc cổ đại. Theo các truyền thuyết kể lại rằng, khi các đạo sĩ luyện đan thử pha chế một liều thuốc trường sinh thông qua việc hòa trộn các nhân tố lưu huỳnh, than củi, và diêm tiêu, họ đã tình cờ phát minh ra thuốc súng. Hỗn hợp ba chất này cháy rất mạnh, chính vì vậy người ta còn gọi hỗn hợp này là “hoả dược”.
Thuốc súng. (Ảnh: Kynalingo.vn).
Nhưng ghi chép đầu tiên mô tả về thuốc súng xuất hiện vào năm 1044 và phát minh này đã ra đời từ trước đó. Đầu tiên, người Trung Quốc dùng thuốc súng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi ứng dụng để chế tạo ra các quả lựu đạn thô sơ. Các màn pháo hoa đẹp mắt ngày nay xuất hiện khi con người nhận ra rằng nếu trộn kim loại vào thuốc súng, vụ nổ sẽ có màu rất rực rỡ.
Nhiều giả thuyết cho rằng thuốc súng đã truyền sang Châu Âu vào thời kỳ mở rộng của đế chế Mông Cổ trong giai đoạn 1.200-1.300 SCN. Nhưng vào thời điểm đó, thuốc súng chủ yếu được sử dụng để sản xuất pháo bông phục vụ cho lễ hội trong cung đình.
Thật hài hước khi thay vì tìm ra thứ đó hữu dụng hơn thì họ lại thu được thứ bột dễ dàng lấy đi mạng sống con người.
2. La bàn
La bàn là một công cụ dùng để xác định phương hướng và không có nó chúng ta sẽ rất dễ lạc đường. Những người thích phiêu lưu mạo hiểm phải cảm ơn người Trung Quốc vì phát minh này từ khoảng thế kỷ 2 TCN đến thế kỷ 1 SCN. Ban đầu, họ tạo ra la bàn để tìm được hướng Nam một cách chính xác vì đây là hướng rất quan trọng với họ.
La bàn. (Ảnh: breakwaterbc.org).
La bàn cổ xưa được làm ra vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên bằng đá từ tính.
La bàn Trung Hoa cổ đại. (Ảnh: Timetoast).
La bàn được ứng dụng lần đầu tiên trong lĩnh vực Phong Thủy. Đến năm 1.000 SCN, các la bàn hàng hải đã được sử dụng rộng rãi trên các tàu Trung Quốc để xác định phương hướng. Thương nhân Ả Rập khi sang Trung Quốc trao đổi buôn bán có thể đã học được cách chế tạo và sử dụng la bàn, rồi sau đó truyền sang các nước phương Tây.
3. Giấy
Việc phát minh ra giấy có một ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với lịch sử nhân loại. Từ những năm 105 SCN đã xuất hiện kỹ thuật làm giấy tại Trung Quốc nhưng Thái Luân – một thái giám (50 – 121) đã cải tiến cách làm giấy dựa trên kỹ thuật làm giấy của nhà Tây Hán thì đây mới thật sự là một cách mạng.
Ông sử dụng vỏ cây, dây đay, vải rách… để làm nguyên liệu vật phẩm này. Loại giấy này trong các sách cổ gọi là “Giấy tước hầu Thái”. Sau đó kỹ thuật làm giấy cao cấp của ông đã truyền rộng sang khu vực Trung Á và lan truyền ra toàn thế giới thông qua “con đường tơ lụa”.
(Ảnh: WordPress.com).
4. Mỳ
Không phải là người Ý mà chính người Trung Quốc cổ đại mới là những nhà phát minh ra món mì mà ngày nay rất nhiều người trong chúng ta ưa thích. Họ vượt qua cả người Ý hay người Ả Rập tới 2000 năm trong việc này.
(Ảnh: dreamstime.com).
Vào năm 2006, các nhà khảo cổ học tìm thấy một bát mì 4000 năm tuổi ở gần Tây Tạng nằm sâu 3m dưới lòng đất. Đó là loại mì cổ nhất thế giới được tìm thấy, nó được làm bằng hai loại hạt kê và cả 2 đều đã được trồng tại Trung Quốc khoảng 7000 năm nay. Ngày nay, người Trung Quốc vẫn dùng chúng để làm ra các sợi mì.
5. Xe cút kít
Nghe có vẻ khá buồn cười và khó tin nhưng vào thời điểm mà lao động vẫn dựa nhiều vào sức người thì đây là một phát minh vĩ đại. Một vị tướng thời Hán có tên Jugo Liang đã nghĩ ra loại xe này mà 1000 năm sau người châu Âu mới làm được điều tương tự. Ban đầu, xe cút kít được dùng trong vận chuyển quân sự. Người Trung Quốc nhận ra ưu thế của nó và họ giữ kín phát minh này trong hàng thế kỷ.
(Ảnh: hebrew.alibaba.com).
6. Địa chấn kế
Dù không phải là người đầu tiên phát minh ra đơn vị đo động đất nhưng người Trung Quốc lại phát minh ra công cụ đo động đất đầu tiên trên thế giới. Theo các ghi chép thời Hậu Hán, năm 132 SCN một nhà khoa học có tên Trương Hành (78 – 139) đã phát minh ra máy đo động đất đầu tiên với công dụng là xác định phương hướng của trận động đất.
(Ảnh: Nghệ Thuật Xưa).
Nó có hình dạng một cái bình nặng bằng đồng với 9 con rồng hướng mặt xuống. Ở phía dưới mỗi con rồng là một con ếch đang há miệng. Phía trong bình có một quả lắc, nó sẽ dao động khi có các cơn địa chấn và làm cho đòn bẩy hoạt động. Khi đó, các viên đá được giữ trong miệng 9 con rồng sẽ rơi xuống các con ếch phía dưới. Năm 138, dụng cụ này đã phát hiện được một trận động đất xảy ra tại khu vực Lũng Tây cách nơi đó một ngàn cây số.
Các nhà khoa học hiện đã chế tạo thành công lại thiết bị này và nó cho thấy độ chính xác không kém bất cứ thiết bị hiện đại nào. Được biết, ở châu Âu, phải đến năm 1848, người ta mới chế tạo thành công chiếc máy phát hiện động đất đầu tiên.
7. Rượu
Trước đây, người ta tin rằng khoảng đầu thế kỷ thứ III TCN, người Trung Quốc đã nghĩ ra cách chế biến các thực phẩm như đậu nành và giấm sử dụng kỹ thuật lên men hay chưng cất. Không lâu sau đó, rượu ra đời.
Bằng chứng xác thực nhất là vào năm 2013, một mảnh gốm có niên đại 9.000 năm tuổi đã được phát hiện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc cho thấy sự xuất hiện của rượu sớm hơn 1.000 năm so với dự đoán ban đầu rằng các cư dân của bán đảo Ả Rập được cho là những người ủ rượu đầu tiên trên thế giới.
(Ảnh: wemedia.ifeng.com).
Vào thời đó rượu thường được sử dụng như một vật phầm cúng tế Trời Đất hay tổ tiên vào thời Trung Hoa cổ đại. Nhiều nghiên cứu cho thấy bia với hàm lượng cồn từ 4-5% đã được tiêu thụ rộng rãi vào thời đó và thậm chí còn được nhắc đến trong các văn tự khắc trên mảnh xương tiên tri từ triều đại nhà Thương (1.600 TCN-1.046 TCN).
8. Diều
Chiếc diều đầu tiên đã được chế tạo vào khoảng 3000 năm trước đây bởi người Trung Hoa cổ đại.
Vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Lỗ Ban và Mặc Tử đã chế ra các con diều mang hình dạng cánh chim một cách riêng rẽ. Cảm hứng của hai ông đã nhanh chóng được người khác đón nhận. Phiên bản diều đầu tiên được làm bằng gỗ, gọi là Muyuan (diều gỗ). Vào thời kỳ đầu diều được sử dụng chủ yếu cho các mục đích quân sự như gửi tin nhắn, mang thuốc nổ tấn công pháo đài địch, đo khoảng cách, sức gió và ra hiệu.
(Ảnh: Impression of China).
Theo thời gian, diều dần dần được phát triển trở thành một món đồ chơi được ưa thích trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam.
9. Tàu lượn
Đây là phát minh lấy từ ý tưởng là diều. Khoảng 800 năm sau khi diều ra đời, người Trung Quốc đã thành công trong việc tạo ra các cánh diều đủ lớn và có hình dạng khí động học phù hợp để chở các vật nặng tương đương con người. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi ai đó quyết định thử bỏ đi dây diều và buộc mình vào đó.
Lịch sử ghi lại rằng có một người đã bay tới 2 dặm và hạ cánh an toàn, tuy nhiên không phải ai cũng có may mắn như thế. Các “chuyến bay” của người Trung Quốc sớm hơn người châu Âu tới trên 1.300 năm.
10. Tơ lụa
Tơ lụa là một trong những loại sợi lâu đời nhất. Người Mông Cổ, người Byzantine, người Hy Lạp và người La Mã đều cảm thấy sợ hãi khi phải đối mặt với các phát minh quân sự “made in Trung Quốc” như thuốc súng. Nhưng tơ lụa lại là một “sứ giả hòa bình” đóng vai trò thúc đẩy giao lưu thương mại giữa Trung Quốc với các nước khác. Bằng chứng sớm nhất của tơ lụa đã được phát hiện tại di chỉ văn hóa Ngưỡng Thiều ở Huyện Hiến, Trung Quốc – nơi phát hiện được một cái vỏ kén tằm bị cắt đôi, có niên đại khoảng 4.000 đến 3.000 năm TCN.
(Ảnh: Impression of China).
Thời kỳ đầu tơ lụa chỉ dành riêng cho vua chúa và các tầng lớp quý tộc, sau đó nó mới dần dần được các tầng lớp xã hội khác nhau ở Trung Quốc sử dụng và lan rộng đến các vùng khác của châu Á. Vào thời cổ đại, tơ lụa từng là một thứ hàng hóa vô cùng quan trọng của Trung Quốc. Và trong nhiều thế kỷ các thương nhân đã vận chuyển loại vật phẩm quý giá này sang phương Tây, từ đó hình thành nên “con đường tơ lụa” nổi tiếng.
Đây thật sự là những bằng chứng xác thực cho thấy trí tuệ siêu phàm và khả năng sáng tạo của người xưa lớn như thế nào. Chúng ta thường tự hào rằng khoa học – kỹ thuật hiện nay phát triển như thế nào, thành tựu cao ra sao nhưng có nhiều thứ nếu không nhờ những phát minh cổ đại thì chưa chắc chúng đã xuất hiện trong cuộc sống hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?