Khám phá

3 địa điểm bất khả xâm phạm của Tử Cấm Thành, dù mở cửa cũng không thể vào

Tử Cấm Thành là một địa điểm tham quan nổi tiếng của Trung Quốc. Thế nhưng dù đến đây, không phải khu vực nào du khách cũng có thể vào.

Trải nghiệm cận tử hiếm hoi của người đàn ông suýt bị cá voi "nuốt chửng" / Clip: Xót xa cảnh sư tử đực hạ sát 2 mẹ con trâu rừng

Quyện Tần Trai

Ảnh minh họa.

Quyện Cần Trai là một địa điểm nằm ở phía Bắc của hoa viên cung Ninh Thọ, phía sau Phù Vọng Các. Vào năm Càn Long thứ 37 (1772), Quyện Cần Trai được xây dựng theo mô hình Kính Thắng Trai trong hoa viên của cung Kiến Phúc. Nơi đây có 9 phòng kết nối với nhau và một tầng thượng. Để giúp Càn Long có cảm giác thoải mái khi ở đây, những thợ thủ công tài ba nhất của kinh đô đã được yêu cầu trang trí lại theo phong cách Giang Nam cho Quyện Cần Trai. Những nghệ nhân này đã sử dụng tre làm chất liệu chính cho việc xây dựng.

Mái của các phòng ở đây được lợp bằng ngói tráng men màu xanh, với phần cạnh được trang trí bằng ngói lưu ly màu vàng. Hành lang của Quyện Cần Trai được trang trí bằng những bức tranh vẽ theo phong cách Tô Châu. Những bức tranh này được vẽ bởi hai họa sĩ cung đình là Lang Thế Ninh và Vương Ấu Học. Trần của các phòng được trang trí bằng những miếng hoa văn đồng bộ. Nơi đây còn có một sân khấu nhỏ dành cho Hoàng đế xem kinh kịch. Trong thời Càn Long, các thái giám thường tập hát ở Quyện Cần Trai.

Tuy nhiên, các vật dụng và bức vách bằng tre cùng giường ngủ và bức tranh đã bị hư hại sau một thời gian dài. Do đó, nơi này đã đóng cửa để được trùng tu.

Vũ Hoa Các

Vũ Hoa Các thực chất là một Phật đường của Cố cung được xây dựng vào năm Càn Long thứ 14 (1749) và là nơi thờ cúng theo mật tông Phật giáo Tây Tạng. Càn Long đã cải tạo lại một tòa nhà theo kiến trúc thời Minh để tạo ra Vũ Hoa Các. Sau này, Vũ Hoa Các được sửa chữa lại theo mô hình tu viện Thác Lâm Tự ở Tây Tạng.

 

Tuy nhiên, Vũ Hoa Các đã bị niêm phong và cấm du khách tham quan do bên trong có đặt 3 tượng Phật Hoan Hỷ và chỉ có hoàng đế trước ngày đại hôn mới được phép tới đây để cử hành các nghi lễ chuyên biệt. Vì đây là nơi chỉ dành cho hoàng đế để học Phật pháp và tu tâm nên không phù hợp cho khách du lịch tham quan. Ngoài ra, không gian bên trong Vũ Hoa Các vô cùng nhỏ hẹp và cần được giữ sự thanh tịnh và tôn nghiêm nên sự ồn ào của khách du lịch có thể gây quấy nhiễu tới nơi này.

Tam Hi Đường

Tam Hi Đường nằm ở phía Đông Noãn các của Dưỡng Tâm điện. Ban đầu, nó có tên gọi là "Ôn thất", sau đó được đổi thành "Tam Hi Đường". Tên này được đặt bởi chính hoàng đế Càn Long và có ý nghĩa là "kẻ sĩ hy vọng trở thành người tài, người tài hi vọng trở thành thánh nhân, thánh nhân hi vọng trở thành biết thiên chi nhân". Tam Hi Đường là thư phòng của hoàng đế, có diện tích chỉ khoảng 4.8 mét vuông, nhưng được bài trí tinh tế và cao nhã. Đây cũng là nơi hoàng đế cất giữ các tác phẩm "Tam Hy mặc bảo" quý giá.

Tuy nhiên, Tam Hi Đường không thể cho du khách vào tham quan bởi diện tích quá nhỏ và chứa nhiều bảo vật quý giá. Trước đó, nó được thiết kế như một căn phòng ấm áp để hoàng đế Càn Long ngồi đọc sách và luyện thư pháp trong mùa đông. Nơi đây được đặt ở vị trí đối diện với mặt trời và có một cửa sổ lớn. Do Tam Hi Đường là một nơi có tính chất đặc biệt và quan trọng trong cung, chỉ có hoàng đế mới được phép ra vào để học tập và sử dụng. Do đó, nơi này đã bị niêm phong lại và nghiêm cấm du khách tới thăm quan.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm