Khám phá

3 hoạn quan giả trong lịch sử: Một kẻ giết Hoàng đế, một kẻ có con với Thái hậu, kẻ còn lại ngủ khắp hậu cung

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, có ba tên thái giám giả vô cùng nổi tiếng, không những thoát được việc tịnh thân mà sau còn nhiễu loạn hậu cung. Trong đó, một kẻ "ngủ" khắp hậu cung, một kẻ khiến Thái hậu sinh con, một kẻ giết hại Hoàng đế soán ngôi.

Bố trí người mai phục nhưng vừa trừ khử được đối thủ vốn là mối đại họa này, Gia Cát Lượng lập tức hối hận / Đệ nhất mưu sĩ Thục Hán, đến Gia Cát Lượng cũng phải tự nhận không bằng, Tào Tháo e ngại, phải cay đắng rút lui

Lưu Khắc Minh - giết Hoàng đế soán ngôi

Ai cũng biết thái giám Trung Quốc cần được "tẩy trần", nhưng với số lượng thái giám nhiều như vậy, việc bỏ sót một số nhỏ là điều khó tránh khỏi.

hoạn quan, thái giám, thái giám giả, hoạn quan giả, hoạn quan giả trong lịch sử

Ảnh minh hoạ

Vào thời cổ đại, vị trí được mong muốn nhất là hoàng đế, bởi vì Hoàng đế có quyền lực tối cao, những người khác cần phải phục tùng hoàng đế. Tuy nhiên, thời cổ đại cũng có một số Hoàng đế dễ dàng có được thứ người khác muốn, nhưng họ không chịu học hỏi ví dụ như Đường Kính Tông Lý Đam. Ông lên ngôi khi mới 16 tuổi nên nghịch ngợm, ham chơi, thích chơi cưỡi ngựa đánh cầu và chơi vật lộn.

Vào thời vua Đường Kính Tông, thái giám Lưu Quang rất được vua tin sủng. Nhưng hắn ta lại không dốc lòng vì Hoàng đế mà chỉ tìm cách bành trướng thế lực của bản thân, sau này còn đưa con nuôi của mình là Lưu Khắc Minh vào quan làm thái giám nhưng lại giúp hắn thoát khỏi việc bị tịnh thân.

hoạn quan, thái giám, thái giám giả, hoạn quan giả, hoạn quan giả trong lịch sử

Lưu Khắc Minh từ nhỏ đã lớn lên bên cạnh thái giám, tuy bản thân hoàn hảo vô khuyết nhưng mỗi hành động cử chỉ lời nói của hắn lại chẳng khác gì một thái giám thực thụ. Lưu Khắc Minh giỏi nhìn mặt đoán ý, lại chiều theo sở thích của vua, hầu hạ bên cạnh Hoàng đế suốt thời gian dài, đưa Hoàng đế chơi bời khắp nơi.

Lưu Khắc Minh trẻ tuổi thông minh ở trong cung như cá gặp nước, được Hoàng đế hết lòng tin tưởng, lại thường xuyên hầu hạ bên cạnh Hoàng đế nên cũng âm thầm qua lại với phi tần trong hậu cung.

 

hoạn quan, thái giám, thái giám giả, hoạn quan giả, hoạn quan giả trong lịch sử

Sau này, hắn lập mưu chống lại Hoàng đế, thành công giết chết vua khi đang trong cơn say, song đến cuối cùng Lưu Khắc Minh cũng không có kết cục tốt đẹp, bị Khu Mật Sứ giết chết.

Lao Ái - tư thông với Thái hậu

Triều đại nhà Tần, Tần Thủy Hoàng do tuổi còn nhỏ, toàn bộ đặc quyền do thừa tướng Lã Bất Vi và thái hậu Triệu Cơ nắm giữ.

Sau này, Tần Thủy Hoàng đã lớn nhưng Thái hậu vẫn âm thầm tư thông với họ Lã. Vì sợ sự việc bại lộ, Lã Bất Vi đã cố tình tìm kẻ có năng lực tình dục cao là Lao Ái để thỏa mãn Triệu Cơ. Triệu Cơ rất thích Lao Ái, coi hắn là nam sủng của mình, đồng thời vì để che mắt mọi người nên để Lao Ái lấy thân phận thái giám theo hầu.

 

hoạn quan, thái giám, thái giám giả, hoạn quan giả, hoạn quan giả trong lịch sử

Ban đầu Triệu Cơ cùng Lao Ái còn lén lút qua lại, càng về sau thì càng không thèm cố kỵ gì nữa. Thậm chí hai người họ còn có với nhau hai người con trai. Lao Ái bấy giờ còn được phong làm Trường Tín hầu, có bè phái riêng của mình và còn nuôi dã tâm trở thành Hoàng đế. Xuất phát từ ý đồ bất chính ấy, kẻ này đã từng cố ý mượn ấn tín Thái hậu nhằm điều động binh mã. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng bình định phản loạn, bắt được Lao Ái xử ngũ mã phanh thây.

Cao Bồ Tát - Ngủ khắp hậu cung

Vào thời Bắc Ngụy, có một thái giám giả mạo tên là Cao Bồ Tát. Mặc dù được gọi là Gao Bồ Tát, nhưng hành động của anh lại hoàn toàn trái ngược với cái tên này.

hoạn quan, thái giám, thái giám giả, hoạn quan giả, hoạn quan giả trong lịch sử

Vào thời Bắc Ngụy, người này đã lợi dụng lúc Hoàng đế Hiếu Văn Đế xuất quân ra ngoài thành chiến đấu đã không tịnh thân mà vào hậu cung giả làm thái giám.

 

Sau khi nhập cung, Cao Bồ Tát tư thông với không ít các giai nhân trong hậu cung của nhà vua. Thậm chí, thái giám giả họ Cao ấy còn cả gan dâm loạn với cả Hoàng hậu Phùng Diệu Liên. Hoàng đế vô cùng tức giận, lập tức hạ lệnh xử tử tên thái giám giả Cao Bồ Tát.

hoạn quan, thái giám, thái giám giả, hoạn quan giả, hoạn quan giả trong lịch sử

Còn về phía Hoàng hậu, vì lo lắng đến thể diện của Hoàng gia cho nên Hiếu Văn Đế không xử tội Hoàng hậu, chỉ lưu lại ý chỉ sau này mình băng hà, Hoàng hậu phải tuẫn táng theo cùng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm