3 nhân vật Tam Quốc có kết cục khiến hậu thế tò mò, người thứ 2 là một tuyệt sắc giai nhân
Trong 3 nước Tam Quốc, Đông Ngô không phải nước mạnh nhất, vì sao lại là nước diệt vong sau cùng? / Nhân vật Tam quốc mưu thắng Tư Mã Ý, võ công áp đảo Triệu Vân nhưng lại bị "Tam quốc diễn nghĩa" bóp méo thê thảm
Cuốn tiểu thuyết này được La Quán Trung dựa trên cuốn "Tam Quốc chí" của Trần Thọ, thay đổi một số sự kiện trong lịch sử để viết nên, dựa trên cơ sở lịch sử, thu thập thêm những câu truyện dân gian có liên quan đến cuối thời nhà Hán và thời Tam quốc cùng với các câu chuyện truyền kỳ để biên tập soạn thành, trở thành tiểu thuyết diễn nghĩa có thành tích nghệ thuật cao nhất trong các tác phẩm cùng loại, cũng là tác phẩm tiểu thuyết diễn nghĩa được mọi người yêu thích nhất.
Kết hợp hai yếu tố nghệ thuật và dân gian, tác phẩm có đủ yếu tố và tầm cao mà các thế hệ sau khó có thể đạt đến được.
Thậm chí, "Tam Quốc diễn nghĩa" còn được Nỗ Nhĩ Cáp Xích – thủ lĩnh bộ tộc Nữ Chân ở Kiến Châu coi là tài liệu về quân sự mưu lược để dạy cho con cháu mình như Hoàng Thái Cực (hoàng đế sáng lập triều đại nhà Thanh), Đa Đạc...
Chính những đứa trẻ lớn lên qua sự dạy dỗ từ "Tam Quốc diễn nghĩa" sau này đều trở thành những vị tướng lĩnh nổi tiếng một thời, vậy nên, danh tiếng của tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" vào thời nhà Thanh lên đến đỉnh cao nhất mọi thời đại.
Song, tác phẩm "Tam Quốc chí" chỉ vỏn vẹn mấy trăm nghìn chữ, thiếu sót rất nhiều nhân vật và sự kiện lịch sử, ví dụ như khi nói đến Thái úy Đới Xương của Đông Ngô thì phải tìm trong "Tấn Thư" mới thấy nhân vật này.
Thế nên dù La Quán Trung đã thêm vào rất nhiều các truyền kỳ trong dân gian, đem chúng biên tập lại theo hướng kịch hóa, nhưng những thứ thiếu sót vẫn là thiếu sót.
Cũng chính bởi vậy, trong tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" vẫn còn tồn tại một số thiếu sót. Ví dụ như ba nhân vật tài năng, tuyệt diễm mà chúng ta nói đến sau đây, dù là trong sử sách hay trong các tác phẩm diễn nghĩa đều có kết thúc không rõ ràng, khiến bao người tò mò.
1. Tưởng Cán
Có thể cái tên này xa lạ với nhiều người không tìm hiểu sâu về lịch sử Tam Quốc nhưng khi nhắc đến trận Xích Bích, chắc hẳn nhiều người sẽ có ấn tượng.
Trong trận Xích Bích, Tưởng Cán tự xưng là bạn đồng môn với Chu Du, muốn xin Tào Tháo cho mình đi thuyết khách, khuyên Chu Du đầu hàng, nhưng sau lại trúng phải "kế phản gián" của Chu Du, khiến Tào Tháo chém đầu Thái Mạo. Sau Hoàng Cái lại giả vờ viết thư đầu hàng, Tưởng Cán phụng lệnh đi điều tra quân đội của Chu Du, sau đó dẫn về Bàng Thống, nên mới có trận hỏa thiêu Xích Bích.
Có thể thấy trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", Tưởng Cán chính là một kẻ ngốc vô dụng bất tài nhưng tự cho mình tài giỏi. Thế nhưng trên thực tế, theo những ghi chép trong "Tam Quốc chí", Tưởng Cán không chỉ có tướng mạo tuấn tú, lịch sự, mà còn có tài năng biện luận hiếm thấy ở vùng Giang Nam:
"Cán hữu nghi dung, dĩ tài biện kiến xưng, độc bộ Giang – Hoài chi gian, mạc dữ vi đối"
(Dịch nghĩa: Tướng mạo tuấn tú khôi ngô, đoan trang lịch sự, nổi tiếng với tài biện luận, cả vùng Giang Hoài, chưa ai bằng ông)
Có nghĩa là tài năng tranh luận của Tưởng Can rất xuất sắc, đứng hạng nhất nhì tại vùng Giang – Hoài, hơn thế, trong lịch sử chính thống, Tưởng Cán khi biết không thể khuyên Chu Du đầu hàng thì dứt khoát quay về phe Tào Tháo, chứ không giống như trong tiểu thuyết viết rằng ông tự cho là thông minh, tiến cử Bàng Thống hay làm chuyện "trộm thư tín" tự trúng phải kế phản gián của Chu Du, đây chỉ là chuyện do La Quán Trung cải biên ra mà thôi.
Mặc dù, các tình tiết liên quan đến Tưởng Cán có ít nhiều thay đổi, nhưng dù là "Tam Quốc chí" hay "Tam Quốc diễn nghĩa" cũng đều có chung một điểm là, sau trận Xích Bích, mọi thông tin về Tưởng Cán đều không còn gì nữa. Cả hai cuốn sách sau đó đều không đề cập đến nhân vật Tưởng Cán, cũng không biết sau này ông đi đâu, hay đã xảy ra chuyện gì.
2. Điêu Thuyền
Trong tiểu thuyết kể rằng, Điêu Thuyền là con gái nuôi của Tư Đồ Vương Doãn, lúc bấy giờ gian thần Đổng Trác âm mưu thôn tính giang sơn nhà Hán, Điêu Thuyền lấy sức của mình gây nên mâu thuẫn giữa Đổng Trác và Lã Bố, dùng sắc đẹp của bản thân khiến hai người trở mặt thành thù. Sau cùng, Lã Bố giết chết Đổng Trác, đưa được Điêu Thuyền về dinh.
Chính vì điều này đã khiến nghĩa cử của Điêu Thuyền lưu danh muôn đời. Nhưng sau khi Lã Bố mất mạng tại Lầu Bạch Môn, kết cục của Điêu Thuyền lại không có sách nào ghi lại.
Hơn thế, trong các tài liệu chính sử hầu như là không có ghi chép nào về Điêu Thuyền, có lẽ vị mỹ nhân quốc sắc thiên hương này chỉ được các tác giả vẽ nên để liên kết tình tiết câu truyện. Song các nhân vật khác của La Quán Trung đều dựa trên hình mẫu có thật, nên có lẽ nhân vật Điêu Thuyền cũng không ngoại lệ.
Dân gian tôn sùng nàng như một người có thật, cho rằng nàng tên Nhâm Hồng Xương được cho là xuất xứ từ trong vở kịch mang tên "Liên hoàn kế", con gái một nhạc kỹ kép hát, người ở Lâm Thao, Định Tây, Cam Túc, có thuyết lại cho là ở Hãn Châu, Sơn Tây... Một số nơi lại cho rằng nàng chính là vợ trước của Tần Nghi Lộc, tức Đỗ Tú Nương mẹ của Tần Lãng.
Tuy nhiên, với nhân vật đặc biệt như Điêu Thuyền, nếu cứ cố gắng truy tìm kết cuộc và cái chết của nàng ngược lại sẽ tăng thêm nghi ngờ, phá hỏng tính thần bí, đẹp đẽ của nàng, nên cứ để nàng mang hình ảnh thần bí dần dần biến mất khỏi lịch sử có lẽ sẽ càng tốt đẹp hơn.
3. Tưởng Nghĩa Cừ
Tướng Nghĩa Cừ là tướng lĩnh đắc lực dưới trướng của Viên Thiệu, khi Viên Thiệu biết bản thân sẽ thua tại trận Quan Độ, Viên Thiệu muốn trao lại vị trí thủ lĩnh của mình cho Tưởng Nghĩa Cừ. Từ chi tiết đó có thể thấy, Tưởng Nghĩa Cừ là một vị tướng vừa có dũng vừa có mưu, hơn nữa, sau khi trận Quan Độ đại bại, cũng là do Tưởng Nghãi Cừ sắp xếp, ổn định lại tình hình, cả mưu lược, tầm nhìn cùng khả năng quyết đoán của ông đều không thể xem thường.
Song Tưởng Nghĩa Cừ vì ghi nhớ ơn đức của Viên Thiệu, không chịu đáp ứng thỉnh cầu của Viên Thiệu. Ngược lại ông dẫn theo tàn quân bại tướng cố gắng tìm kiếm những thuộc hạ mất tích, giúp quân đội của Viên Thiệu hồi phục nguyên khí, giúp chấn hưng sĩ khí Viên Thiệu.
Nhưng giống như hai nhân vật trên, bất kể là trong sách sử hay là trong các tiểu thuyết diễn nghĩa, ghi chép liên quan đến Tưởng Nghĩa Cừ đều chỉ có đến đây, về sau ông ra sao thì không có ghi chép nào ghi lại cả.
Lời kết
Tiểu thuyết diễn nghĩa của La Quán Trung có thể xem như tác phẩm tiểu thuyết viết theo chủ nghĩa hư vố nhưng bám sát lịch sử hiếm có, song cũng khó tránh vẫn còn thiếu sót một số nhân vật, để lại nhiều điều tò mò và tiếc nuối cho người đọc.
Đơn cử như liệu Điêu Thuyền có phải nhân vật có thật hay không, lăng mộ của Tào Tháo nằm ở đâu, để lại cho người đọc vô vàn tưởng tượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?