Nếu người này chết dưới tay Quan Vũ, lịch sử thời Tam Quốc có lẽ đã phải viết lại
Có thể cưới cả 2 con gái của Trương Phi và phong làm hoàng hậu, vì lý do gì Lưu Thiện không lấy con gái của Quan Vũ? / Bí ẩn 'kinh hoàng' bên trong thanh long đao của Quan Vũ
Nói đến một số sự việc đáng tiếc trong thời kỳ Tam Quốc, việc Quan Vũ thất bại tại Mạch Thành là một trong những sự kiện nổi bật. Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì một người anh hùng cái thế như Quan Vũ lại mất đi theo cách đó, quả thực là một việc khiến người ta tiếc nuối.
Bàn về Quan Vũ, hẳn có nhiều việc để nói và việc Quan Vũ tha chết cho Tào Tháo tại Hoa Dung Đạo là một trong số đó. Nhiều người sẽ thắc mắc, nếu khi đó Quan Vũ không tha cho Tào Tháo, thế cục Tam quốc sẽ thay đổi thế nào?
Trong trận Quan Độ, Tào Tháo chỉ bằng 2 vạn quân đã đánh bại được 11 vạn quân của Viên Thiệu, thêm vào lịch sử một trận chiến minh chứng cho việc lấy ít thắng nhiều. Sau khi trận chiến kết thúc, Tào Tháo trở nên kiêu ngạo, xem thường tất cả, tự cho rằng trên đời đã không có ai có thể là đối thủ của mình.
Chính vì thế, Tào Tháo chỉ huy đội quân trên danh nghĩa nói là 80 vạn nhưng thực tế chỉ có 20 vạn người để thảo phạt Lưu Bị và Tôn Quyền, thống nhất giang sơn.
Khi ấy, liên minh của Tôn Quyền và Lưu Bị chỉ có 5 vạn binh mã, cho nên Tào Tháo tự cho rằng bản thân mình có nhiều ưu thế hơn, không thèm cân nhắc, suy xét về liên minh Tôn – Lưu, cứ thế khơi mào trận Xích Bích.
Trong trận Xích Bích, mặc dù Tào Tháo có binh lực hùng hậu nhưng tất cả binh sĩ đều đến từ phương Bắc, vốn không giỏi về thủy chiến, cũng không quen đi lại trên sông nước, vì thế Tào Tháo cho quân dùng xích sắt nối đầu thuyền này với đuôi thuyền khác, cứ thế, đội quân khổng lồ của Tào Tháo lướt đi băng băng trên chiến hạm giống như cưỡi ngựa trên đồng bằng.
Hành động này của Tào Tháo lại càng có lợi hơn cho kế hỏa công đốt thuyền của Gia Cát Lượng, có nghĩa là mọi thứ đều đã được chuẩn bị xong chỉ còn đợi gió Đông lên.
Chu Du lệnh cho binh lính chuyển hắc ín và cỏ khô đến chiến trường, đưa quân công kích thuyền của Tào Tháo. Gió Đông Nam vừa lên, Chu Du nhờ hỏa công, đánh bại 80 vạn quân của Tào Tháo.
Trận Xích Bích được coi là một trong những trận chiến nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa, bên yếu thế hơn đạt được lợi ích lớn nhất, đồng thời bên yếu giành chiến thắng trước kẻ mạnh. Trận Xích Bích là một trong những trận chiến quan trọng và nổi tiếng nhất thời kỳ Tam quốc. Sau trận đánh này, thiên hạ hình thành thế cục ba nước phân tranh.
Sau khi thất bại trong trận Xích Bích, Tào Tháo mang theo tàn quân dọc theo Hoa Dung Đạo trở về Hứa Xương.
Gia Cát Lượng đã liệu được chuyện ấy, ông suy xét bấy giờ nếu Tào Tháo bị giết, Tôn Quyền với thế lực đang dần lớn mạnh sẽ nhanh chóng xóa sổ tập đoàn Lưu Bị, ba nước thu về một mối.
Vì thế, Gia Cát Lượng phái Quan Vũ mai phục sẵn ở Hoa Dung Đạo. Gia Cát Lượng biết Quan Vũ sẽ không giết Tào Tháo, nguyên nhân là do khi Tào Tháo bắt giữ Quan Vũ làm tù binh vẫn luôn đối xử với Quan Vũ rất nho nhã lễ độ, Tào Tháo còn từng tặng ngựa Xích Thố cho Quan Vũ, luôn đối xử thiện chí với Quan Vũ.
Mà Quan Vũ lại là người trung thành và coi trọng sự công bằng chính nghĩa. Vì để đền đáp sự đối đãi của Tào Tháo, Quan Vũ từng giúp Tào Tháo chém đầu Nhan Lương, trừng trị Văn Xú trên sa trường, vì thế Quan Vũ chắc chắn sẽ không giết Tào Tháo.
Nếu khi đó, Quan Vũ chém đầu Tào Tháo tại Hoa Dung Đạo, hẳn sẽ có nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử bị thay đổi, Tôn Quyền có thể sẽ tiếp tục tiêu diệt thế lực tập đoàn Lưu Bị, thống nhất cục diện ba nước phân tranh hỗn loạn thời Tam quốc, bởi vì sau trận Xích Bích, thế lực của Tôn Quyền ngày càng mạnh hơn, trong khi đó lực lượng của Lưu Bị lại yếu nhất trong ba nước.
Nếu Quan Vũ giết đi nhân vật đứng giữa là Tào Tháo, khi ấy sẽ không có ai có thể kìm hãm được Tôn Quyền, chính vì vậy, việc Quan Vũ tha chết không giết Tào Tháo là một hành động sáng suốt. Mà suy cho cùng, đây chính là tính toán vô cùng khôn ngoan của Gia Cát Lượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo