4 bậc thang thách thức những ai ưa mạo hiểm
Từ Hi Thái Hậu đã làm gì khi dậy từ 3 giờ sáng nhưng tới tận 8 giờ mới thượng triều? / Phụ nữ cổ đại đã "giải quyết nỗi buồn" của mình như thế nào với những trang phục váy dài nhiều lớp và khi chưa có nhà vệ sinh?
Cầu thang bộ là một trong những sáng tạo kiến trúc lâu đời nhất trong lịch sử thế giới. Những kết cấu từ thời cổ đại cung cấp cho con người cách vượt qua địa hình cao.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại, thói quen sử dụng cầu thang cuốn, thang máy gia tăng, việc đi qua những cầu thang bộ ngày càng hiếm. Những bậc cầu thang giờ đây được thiết kế như một kế hoạch dự phòng không thể thiếu ở khắp các tòa nhà cao tầng, công trình kiến trúc.
Với những tạo hình đặc biệt, thiết kế táo bạo, trang trí cổ điển, cầu thang trở thành một trong những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng, là điểm đến mà con người muốn chinh phục.
Dưới đây là một trong những bậc thang tại các công trình kiến trúc ngoạn mục nhất thế giới:
Chand Baori, Rajasthan, Ấn Độ
3.500 bậc thang ngoạn mục tại giếng cổChand Baori |
Chand Baori, giếng cổ xây dựng từ thế kỷ thứ 9, nằm ở làng Abhaneri ở phía đông Rajasthan, Ấn Độ, là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất ở quốc gia này.
Giếng cổ có cấu trúc hình vuông với những bậc thang đối xứng ở các bức tường. Với khoảng 3.500 bước, giếng sâu hơn 20 mét gồm 13 tầng.
Với khí hậu mát, không quá lạnh, nhiệt độ khoảng 5-6 độ C, nơi đây từng là một trung tâm của nhiều hoạt động tôn giáo xưa kia. Giờ đây nó trở thành một điểm thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Bậc thang núi Taihang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc
Bậc thang núi Taihang cao 91 mét ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc |
Cầu thang xoắn ốc khổng lồ cao 91 mét được lắp đặt trên núi Taihang, ở Lâm Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc được mệnh danh là 'cầu thang lên thiên đường'.
Cầu thang khổng lồ chắc chắn không dành cho những người sợ độ cao và có vấn đề về tim mạch. Ban quản lý khu du lịch cũng khuyến cáo nơi đây không dành cho những hành khách trên 60 tuổi. Cấu trúc xoắn ốc nhô ra khỏi vách núi như ngón tay cái chĩa ra giữa thiên nhiên thực sự nổi bật.
Hóa Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc
Khách du lịch bám nhau đi trên vách núi Hóa Sơn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc |
Hóa Sơn là một trong năm ngọn núi thuộc Ngũ Nhạc Danh Sơn của Trung Quốc. Ngọn núi mang trong mình một ý nghĩa lịch sử to lớn về tín ngưỡng. Năm 1990, Hóa Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Nơi đây thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm vì phong cảnh hiếm có và là nơi sở hữu cầu thang độc nhất vô nhị. Cầu thang kính nằm bên vách núi không chỉ đẹp và cho khách du lịch trải nghiệm độ phiêu lưu mạo hiểm, thậm chí có thể lên đến đỉnh núi thiêng cao 2.083 mét.
Montagne de Bueren, Liege, Bỉ
Những bậc thang ngoạn mục ở Montagne de Bueren |
Montagne de Bueren là cầu thang 374 bậc ở Liege, Bỉ. Cầu thang được đặt theo tên của Vincent de Bueren, người bảo vệ Liege trước một cuộc tấn công của Công tước xứ Burgundy, Charles the Bold vào thế kỷ 15.
Những bậc thang nơi đây rộng, không nhiều nguy hiểm, nhưng để chinh phục đoạn đường dài và dốc, chắc chắn khách du lịch cần nhiều sức khỏe.
Công trình xây dựng vào năm 1881 để vinh danh 600 binh sĩ hi sinh trong trận chiến. Cứ hai năm một lần, vào mỗi dịp tháng 6, Montagne de Bueren biến thành một khung cảnh ngoạn mục với hàng nghìn bông hoa và nến thắp sáng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?