4 hồ nước bí ẩn nhất thế giới: Cái thì mơ mộng nên thơ, nơi chứa hàng trăm bộ xương người
Quái vật đáng sợ nhất trong thần thoại Hy Lạp / Những thủy quái ghê rợn nhất của rừng Amazon
Chúng thách thức mọi suy luận logic, đưa chúng ta từ cảm giác thích thú đến kinh sợ, và hơn hết là tò mò trước sự bí ẩn đầy hoang mang của nó.
1. Hồ Taal, Philippines: Hồ trong hồ
Sự đặc biệt của hồ Taal (Philippines) nằm ở địa hình của nó. Hồ Taal là hồ lớn nhất trên thế giới, bao quanh một hòn đảo bản chất là núi lửa (Đảo núi lửa hay núi Taal). Hòn đảo này lại bao quanh một cái hồ nhỏ hơn. Vậy nên, có thể gọi Taal là một cái hồ bên trong một cái hồ khác.
Những danh lam thắng cảnh được tìm thấy ở Philippines luôn nắm giữ riêng nó những điều kỳ bí - thứ gợi dậy sự tò mò nơi con người bởi những giai thoại được kể cho không biết bao nhiêu thế hệ.
Truyền thuyết về hồ Taal lại gắn liền với một người đàn ông cùng tên, Lakan Taal, người được bầu làm thị trưởng thị trấn Taygaytay. Ông ra lệnh cấm mọi người trong thị trấn không ai được đặt chân đến ngọn núi phía xa mà ông chỉ cho họ, đó là một nơi có nguồn sống cực kì giàu có. Danh tiếng của ông khiến không một ai dám làm trái lệnh cho đến một ngày đẹp trời, ông biến mất. Dân làng không tìm được ông phải đánh liều lên núi cấm tìm. Đến đó, họ gặp một cái hố đầy kim cương và ngọc trai quý giá.
Trong lúc họ đang tranh cướp nhau chỗ kho báu mới tìm được thì Taal xuất hiện cùng nỗi thất vọng trước viễn cảnh đau buồn đó. Trong cơn thịnh nộ, Taal đã cầu nguyện cho tai họa giáng lên những người dân tham lam của ông. Bỗng bầu trời chuyển màu xám, sấm rền và động đất dữ dội, dung nham phun ra, giết chết từng mạng người còn sót lại. Rồi nước từ dưới hồ dâng lên cuồn cuộn, cuốn trôi mọi tàn tích xuống nước sâu. Từ đó về sau, ngọn núi này được biết đến là núi Taal.
2. Hồ Hillier - Tây Úc: Hồ sữa dâu là có thật
Giống như trong những câu truyện thần tiên vậy, nước hồ Hillier có màu hồng như sữa lắc vị dâu tây vậy. Và các nhà khoa học đã tìm ra được lí do.
Đó là nhờ một loại vi tảo tên Dunaliella Salina sống trong nước hồ. Loại tảo này tự tạo ra năng lượng bằng cách hấp thụ mọi bước sóng ánh sáng, nhưng trừ đỏ và cam.
Ngoài ra, sắc tố carotenoid (ví dụ như beta carotene có trong cà rốt) mà chúng sản xuất cũng là một nguyên nhân tạo ra màu hồng cho nước hồ.
Mặc dù có màu sắc kì lạ nhưng nước hồ Hillier hoàn toàn an toàn để tắm mà không gây hại gì cho da. Tuy nhiên, nó lại cực kì mặn vậy nên không nên uống vì lí do là ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của cặp thận.
3. Hồ Roopkund
Hồ Roopkund là một hồ băng nằm trong lòng của khối núi Trishul. Khi ánh nắng mùa thu bắt đầu chiếu xuống hồ, làm cho lớp nước đóng băng tan chảy, cũng là lúc hàng trăm bộ xương người nổi lên trên mặt nước.
Thời điểm người ta phát hiện ra điều này đang là lúc có chiến tranh, vậy nên có giả thiết rằng đây là hậu quả của cuộc tàn sát của phát xít. Nhưng theo khám nghiệm, những xác chết này có từ tận năm 850. Hơn nữa, họ đều chết theo cùng một cách - một thứ gì đó đánh mạnh vào đầu làm vỡ sọ.
Các giai thoại về chiếc hồ lại cho rằng đó là do nhà vua, hoàng hậu, con cái, cận thần nước Kannaji kéo đến núi Himalaya tổ chức tiệc linh đình, tức là xâm phạm đến sự linh thiêng của núi. Thần Nandedavi tức giận, giáng một trận mưa đá, giết chết mọi người và chôn vùi họ dưới hồ Roopkund.
Vậy rốt cuộc là cái gì đã có thể một lúc giết chết hàng trăm mạng người và chôn vùi tất cả xuống sâu dưới đáy hồ?
Mọi thứ đã chỉ là dấu chấm hỏi cho đến năm 2007, các nhà khoa học Ấn Độ, Mỹ và Đức đã vén màn bí ẩn. Họ khám phá ra là không có xuất hiện bất kì một vũ khí quân đội nào, vết thương là do một vật hình tròn rơi trúng đầu.
Đa số những bộ xương có khung xương lớn nên được cho là những người hành hương qua hồ Roopkund, số ít bộ xương cho thấy vóc dáng nhỏ được kết luận là cư dân ở đó hoặc người dẫn đường cho nhóm hành hương.
Nguyên nhân cho cái chết hàng loạt này là một trận mưa đá hoặc đá lở bất chợt. Có người chết, người bị thương vì khí hậu khắc nghiệt nên cũng không chống chọi được lâu.
Những bộ xương này còn nguyên vẹn đến hơn một nghìn năm là nhờ nhiệt độ thấp dưới lòng hồ bảo quản.
4. Hồ Natron, Tanzania: cái bẫy chết người
Hồ Natron không giống như trong truyện cổ tích, nó là một cái bẫy cho bất kì sinh vật nào lượn lờ xung quanh nó - một cái bẫy mãi mãi không thể thoát ra được. Và nó có thật, tọa lạc ở phía tây châu Phi.
Sự chết chóc mà nó mang đến là do thành phần đặc biệt trong nước hồ - quá nhiều muối natri. Điều này đẩy độ kiềm trong nước lên đến con số 10 khổng lồ trên thang pH. Giả sử có một con vật nào đó đến gần hồ để giải quyết cơn khát của mình thì lập tức, sức nóng (do vị trí địa lý của hồ) sẽ giết chết nó, nhấn chìm xác xuống nước. Natron nhanh chóng tác dụng, vôi hóa cái xác rồi đẩy lên mặt nước một cái tượng hình xương được chạm khắc bởi thiên nhiên.
Thỉnh thoảng có những con chim đi di cư đáp thẳng xuống mặt hồ vì chúng tưởng đó là khoảng đất trống (thành phần hóa học đậm đặc của nước hồ tạo ra ảo ảnh mặt hồ màu trắng). Chính con người cũng đã bị mắc lừa chứ không chỉ động vật. Bằng chứng là vào ngày 11/12/2007, một nhóm nhà làm tài liệu về cuộc sống hoang dã cũng vì nhầm mặt hồ với khoảng trống đã đáp trực thăng của họ xuống đó để quay hồng hạc.
Ngờ đâu trực thăng chìm xuống rồi ngay lập tức bị ăn mòn còn nhóm người thì may mắn thoát được. Họ còn ghi lại rằng: "Khi nhận ra là chúng tôi đang đáp xuống một cái hồ cũng là lúc cảm thấy sức nóng của nước hồ như đốt cháy đôi mắt vậy... Sau khi tất cả đã thoát khỏi trực thăng rồi chúng tôi lại phải nhanh chóng tìm cách để ra khỏi cái hồ vì chiếc trực thăng cứ bốc khói nghi ngút và như sắp nổ vậy".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bạn có biết loại cây duy nhất này chỉ Việt Nam mới có, chưa từng xuất hiện trên thế giới
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Lăng mộ thờ tổ đồ sộ bậc nhất Việt Nam ở làng tỷ phú: Cao 41m, mất tới 9 năm xây dựng
Việt Nam có một loài cá 'quý như vàng', xếp vào hàng những loại cá đắt đỏ nhất thế giới, có bộ phận bán giá gần 2 tỷ
Tre không phải loài cây, gọi là gì?