4 mỹ nhân làm khuynh đảo Tam Quốc diễn nghĩa là ai?
Vén màn nghi án lớn nhất nhì Tam Quốc: Lưu Bị liệu có thực sự thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Hán? / Mưu sĩ có năng lực kém cỏi nhất thời Tam Quốc, cũng may Tôn Quyền không trọng dụng, nếu không Đông Ngô đã sớm bị xóa sổ
Tam Quốc là thời đại mà đàn ông "độc chiếm" vũ đài chính trị cũng như văn hóa. Trong hơn 70 năm của giai đoạn này, vô số nhân vật nam đã trở nên nổi tiếng và đi vào chính sử cũng như dã sử.
Trong thời đại này, chỉ có 4 mỹ nhân được nhắc đến nhiều nhất: Điêu Thuyền, Đại Kiều, Tiểu Kiều, Chân Lạc.
3 cha con, anh em Tào Tháo, Tào Phi, Tào Thực |
1. Hoàng hậu Chân Lạc
Trên thực tế, bên cạnh Điêu Thuyền và Đại - Tiểu Kiều, thời đại Tam Quốc còn một mỹ nhân danh tiếng khác. Người này từ nhỏ là một thần đồng, lớn lên được gả cho một vị khai quốc Hoàng đế.
Tài năng văn học của nàng được đánh giá là siêu việt, khiến cho 3 "cây đại thụ" trong văn đàn Tam Quốc là Tào Tháo, Tào Phi và Tào Thực phải nghiêng mình thán phục.
Con trai của mỹ nhân này về sau kế vị ngai vàng, trở thành minh quân của Ngụy triều. Đại mỹ nhân này không ai khác ngoài Hoàng hậu Chân Lạc của Ngụy Văn Đế Tào Phi.
Từ "Tam Quốc diễn nghĩa", người người đều khen Điêu Thuyền đẹp, nhưng sắc đẹp của nàng không hề được mô tả. Trong khi đó, nhan sắc của Chân Hoàng hậu đã được Tào Thực ca ngợi hết lời trong bài phú "Lạc Thần Phú".
Hoàng hậu Chân Lạc |
"Lạc Thần phú" được Tào Thực sáng tác khi Chân Hoàng hậu - chị dâu của ông - đã qua đời. Tào Thực dùng hình ảnh ẩn dụ của "Mật Phi - thần của Lạc Thủy" để nói về vẻ đẹp của nàng Chân Lạc.
Người đời sau thậm chí đã nghi ngờ giữa Tào Thực và chị dâu đã có một cuộc tình lãng mạn nhưng không thành, khiến em trai Ngụy Văn Đế một đời đau khổ. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng.
Chân Lạc sinh năm 182, thời Hán Linh Đế, người quận Trung Sơn (nay là Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).
>> Xem thêm: 7 thái giám xuất sắc bậc nhất màn ảnh Trung Hoa
2. Điêu Thuyền – Mỹ nhân bế nguyệt (Trăng thẹn phải trốn đi)
Điêu Thuyền là bậc quốc sắc thiên hương, khuynh nước khuynh thành, thông minh hơn người. Tương truyền suốt 3 năm sau khi nàng ra đời, tất thảy hoa đào trong thôn nàng ở không nở hoa, vì thấy hổ thẹn trước sắc đẹp của nàng. Có lần đêm khuya, nàng đi dạo thưởng trăng, Hằng Nga thấy mình không sánh nổi, vội vã trốn sau mây, vì vậy Điêu Thuyền còn được gọi là mỹ nhân bế nguyệt.
>> Xem thêm: Bí quyết dưỡng da của Dương Quý Phi đẹp không tỳ vết
Khác với Dương Quý Phi gắn với vẻ đẹp tròn trịa theo tiêu chuẩn thời Đường, Điêu Thuyền lại là mỹ nhân có dáng mạo mỏng manh, thướt tha như liễu rủ, cử chỉ điệu bộ vô cùng trang nhã, thanh tú, mỗi bước chân của nàng nhẹ nhàng như đang lướt trên mây.
>> Xem thêm: Hé lộ chuyện tráo đổi con chấn động lịch sử Trung Hoa
3. Đại Kiều – Tiểu Kiều
Đại kiểu là người chị, vợ của Tôn Sách
Tiểu Kiều là người em, vợ của Chu Du
Chị em nhà Đại Kiều, Tiểu Kiều tạo hình trong phim |
Nếu như vẻ đẹp của Điêu Thuyền đã khiến Đổng Trác phải nuốt hận, thì Đại Kiều và Tiểu Kiều cũng đã trở thành cái cớ khiến Tào Tháo, kiêu hùng bậc nhất của thời Tam Quốc phải nhận lấy thất bại cay đắng tại trận Xích Bích.
>> Xem thêm: Mối tình đơn phương thầm lặng của Võ Tắc Thiên mà ít ai biết
Ngày ấy, Tào Tháo đang chiếm được ưu thế rất lớn trong cuộc chiến với Ngô và Thục. Quân sư nước Thục là Khổng Minh, để thuyết phục được quân thần nước Ngô hợp tác với nước mình, đã “chế thêm” bài thơ của Tào Thực (con trai Tào Tháo) thành như sau: "...Tìm hai Kiều nam phương về sống, Vui cùng nhau giấc mộng hồi xuân..." Trong khi Đại Kiều và Tiểu Kiều lại là vợ của Tôn Quyền và Chu Du (cũng là vua và quân sư của nước Ngô).
>> Xem thêm: 8 phụ nữ có “ảnh hưởng” nhất lịch sử Trung Quốc
Vì lẽ đó, Ngô mới hợp tác với Thục và đại bại được Tào Tháo trong trận Xích Bích. Bởi vậy, có thể nhận thấy rằng, cái sự thất bại của Tào Tháo trong trận Xích Bích, cũng có bóng dáng đâu đây của các mỹ nhân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'