4 nhân tài được Khổng Minh bồi dưỡng: Ai cũng tài giỏi nhưng chỉ một người được kế thừa sự nghiệp
'Sởn da gà' trước kiểu làm đẹp có '1-0-2' của bộ tộc Himba / Cá dĩa đen: Kẻ ăn thịt 'đáng sợ' của tự nhiên, có thể nuốt chửng con mồi to hơn gấp 10 lần trọng lượng cơ thể của chính nó
Gia Cát Lượng (181 – 234) biểu tự Khổng Minh có lẽ không còn là cái tên xa lạ đối với những ai đam mê Tam Quốc nói riêng và lịch sử Trung Quốc nói chung. Ông được ca ngợi là chiến lược gia kiệt xuất, nhà ngoại giao xuất chúng. Nhắc đến ông là nhắc đến một người túc trí đa mưu, thông tường mọi thứ trong thiên hạ và đặc biệt có thể tiên liệu trước tương lai. Nhờ có sự phò tá của Gia Cát Lượng mà Lưu Bị đã lên được ngôi hoàng đế, nói cách khác ông chính là công thần khai quốc của nhà Thục Hán.
Không chỉ dùng tài năng của mình giúp Lưu Bị xây dựng lên nhà Thục Hán mà Gia Cát Lượng còn đào tạo được 4 nhân tài kiệt xuất. Người được ông tin tưởng giao trọng trách kế thừa trước lúc lâm chung chính là Tưởng Uyển. Trương truyền, Khổng gia từng dặn dò Hậu chủ Lưu Thiện -vị hoàng đế thứ hai và cũng là cuối cùng của nhà Thục Hán - rằng: "Nếu thần có gì bất trắc, việc sau này xin giao phó cho Tưởng Uyển".
Tưởng Uyển, tự Công Diễm, là người từng phụ trách hậu cần cho quân Thục và công việc vận chuyển lương thảo mỗi khi quân Thục xuất chinh đều được ông hoàn thành xuất sắc. Chính vì sự nhanh nhạy và cẩn thậnn mà Lưu Thiện được Khổng Minh tín nhiệm, tiến cử với con trai Lưu Bị. Ông từng giữ các chức vụ như: Thượng thư lệnh kiêm Thứ sử Ích Châu, Đại tướng quân, tước An Dương Đình Hầu. Trong suốt quá trình làm quan, Tưởng Uyển là người công tư phân minh, khiến vua tin tưởng, đại thần kính nể.
Người thứ hai mà Gia Cát Lượng bồi dưỡng là Phí Y. Ông có tự Văn Sĩ, từng được thay Tưởng Uyển giữ chức Đại tướng quân. Phí Y sở dĩ được Không gia dạy dỗ là bởi có trí nhớ tốt, làm việc hiệu quả, tính tình lại cởi mở, hòa nhã. Sau này ông trở thành Thứ sử Ích Châu, đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng trong triều đình nhà Thục.
Nhân tài thứ ba Khổng Minh dạy dỗ là Đổng Doãn. Khổng gia từng nhận xét về người học trò này là người công chính nghiêm minh, biết chiêu hiền đãi sĩ, trọng dụng người tài. Thế nhưng vì yểu mệnh mất sớm nên Đổng Doãn không có đóng góp nhiều cho vị hoàng đế thứ hai của nhà Thục.
Khương Duy là nhân tài thứ 4 được Gia Cát Lượng vô cùng tin tưởng. Ông là tướng quân lập nhiều công lao cho đất nước, tinh thông binh pháp, mưu lược, từng nhiều lần dẫn quân Bắc phạt đánh Tào Ngụy, lập vô số công lao to lớn cho nhà Thục. Tài năng của ông bị kìm hãm ít nhiều khi trong 3 lần Bắc Phạt phải rút lui vì thiếu thốn lương thảo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long