5 bí ẩn ma quái nhất ở vùng đất băng vĩnh cửu
Duy nhất ở quốc gia này chuột được xem như thần thánh, được cung phụng hết mức / Giải mã bí ẩn ngôi mộ đôi 4.500 năm tuổi ở Ấn Độ
Nam Cực là một trong các "thánh địa" khoa học được chú ý nhất trong năm qua bởi các bí ẩn kỳ dị bậc nhất mà nó vừa hé lộ.
1. "Tiếng hát" từ thế giới khác
Cơ quan Khảo sát Nam Cực Anh (BAS) vừa công bố các đoạn âm thanh kỳ bị được gọi là "âm thanh từ thế giới khác", "âm thanh của không gian". Nó không thể trực tiếp nghe thấy bằng tai người nhưng đã xâm nhập các thiết bị của BAS khi họ cố gắng phát hiện các tín hiệu của sét và bão. BAS đã thu lại và chuyển thể thành âm thanh ở tầng số có thể nghe được để cả thế giới cùng thưởng thức.
Theo BAS, bài hát ma quái của Nam Cực thực ra được tạo nên bởi các cơn bão địa từ, là kết quả của các hạt tích điện và electron bị mặt trời đẩy xuống Trái đất. Vì vậy nói nó là tiếng hát từ thế giới khác quả không ngoa.
2. Lục địa bị mất
Lục địa bị mất này chính là siêu lục địa Gondwana. (Ảnh: Vipersniper).
Dữ liệu vệ tinh cho thấy lớp băng vĩnh cữu đang che giấu dưới lớp băng vĩnh cửu một tổ hợp gồm các khối lớn của vỏ trái đất được gọi là cratons, giống như phần nền móng của lục địa. Nhưng chúng không thuộc về lục địa Nam Cực ngày nay mà là phần còn sót lại của một lục địa cổ xưa đã tan rã từ 180 triệu năm về trước.
Lục địa bị mất này chính là siêu lục địa Gondwana, thưở đất đai còn là một khối dính liền, chưa có 5 châu. Những gì tìm thấy ở Nam Cực chỉ mới là một phần của thế giới khổng lồ và kỳ bí cổ xưa đó.
3. Xác ướp 7 thế kỷ vẫn vẹn nguyên
Bãi tha ma chim cánh cụt với hàng trăm xác ướp bí ẩn có niên đại 200 hoặc 750 năm. (Ảnh: Institute of Polar Environment).
Một bãi tha ma chim cánh cụt với hàng trăm xác ướp bí ẩn có niên đại 200 hoặc 750 năm đã được phát hiện trên Bán đảo dài ở Đông Nam Cực. Trong đó có rất nhiều chim cánh cụt con. Phát hiện được công bố năm 2018, sau 2 năm tìm thấy và nghiên cứu. Hai mốc thời gian 200 và 750 năm trước, một giai đoạn thời tiết khắc nghiệt đã xảy ra khiến chúng chết hàng loạt. Điều kiện khô, lạnh của một "sa mạc băng" đã ướp xác chúng một cách tự nhiên.
4. Hàng loạt hồ nước biến mất kỳ lạ
Mạng lưới hồ ngầm rất lớn bên dưới Recovery Glacier của Nam Cực biến mất một cách bí ẩn. (Ảnh: NASA).
Từ lâu các nghiên cứu đã cho thấy có một mạng lưới hồ ngầm rất lớn bên dưới Recovery Glacier của Nam Cực. Các hồ này nằm giữa phần đáy của sông băng và phần đất nền của lục địa. Dữ liệu vệ tinh cho thấy có 4 hồ lớn và 11 hồ nhỏ, liên kết chằng chịt. Tuy nhiên, dữ liệu radar mới nhất khiến các nhà khoa học giật mình: tất cả hồ đồng loạt biến mất. Hiện giờ bí ẩn vẫn chưa có lời giải.
5. Đường cao tốc bí ẩn dài 350km
Nam Cực đã tự tạo nên con đường độc đáo này để các dòng chảy băng lưu thông dễ dàng. (Ảnh: NASA).
Không chỉ có con người biết xây đường cao tốc. Năm qua, các nhà khoa học đã phát hiện Dải băng Tây Nam Cực và Dải băng Đông Nam Cực được kết nối bởi các thung lũng khổng lồ dưới hẻm núi, tạo nên một con đường xuyên lục địa.
Trục đường chính dài đến 350km, rộng 35km. Nam Cực đã tự tạo nên con đường độc đáo này để các dòng chảy băng lưu thông dễ dàng khắp lục địa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?