5 loài động vật có tuổi thọ trăm năm của thế giới tự nhiên
Làm thế nào mà động vật ngủ đông biết khi nào chúng cần thức dậy? / Điểm danh những loài động vật thông minh nhất thế giới
1. Bò sát Tuatara
Tuatara là là tên gọi của một loài bò sát đặc hữu của New Zealand. Trong tiếng Māori, "tuatara" có nghĩa là đỉnh nhọn trên lưng. Chúng còn được gọi là "khủng long thời hiện đại" bởi loài này là chi duy nhất còn sinh tồn thuộc bộ Rhynchocephalia từng phát triển mạnh 200 triệu năm trước. Chúng có quan hệ xa với thằn lằn và rắn.
Tuatara có thể sống và sinh sản cho đến hơn 100 tuổi. (Ảnh: Nature)
Năm 2008, lần đầu tiên trong vòng 200 năm, loài thằn lằn Tuatara được phát hiện sinh sản trên hòn đảo chính của New Zealand. Chúng là loài duy nhất sống sót ở nhiệt độ từ 10 độ C-15,5 độ C. Thằn lằn Tuatara ăn côn trùng và sống trong hang tự xây trên mặt đất.
Tuatara là sinh vật hiếm có có thể sống và sinh sản cho đến hơn 100 tuổi. Tuổi thọ trung bình của chúng là 60. Năm 2008, con Tuatara tên là Henry lần đầu làm cha ở tuổi 111. Nguyên nhân là do chúng là loài tăng trưởng chậm nhất trong lớp Bò sát. Một con Tuatara phải mất 35 năm mới đạt kích cỡ lớn nhất.
2. Cá tầm
Cá tầm là tên gọi chung của một chi cá có tên khoa học là Acipenser, chúng bao gồm 21 loài đã được ghi nhận trong các báo cáo khoa học. Ít ai biết rằng, cá tầm không chỉ là loài cá nước ngọt lớn nhất mà còn là loài sống lâu nhất. Tuổi thọ của cá tầm đực và cá cái rất khác nhau. Tuổi thọ trung bình của cá tầm cái sống trong hồ là 80 đến 150 năm, trong khi cá tầm đực sống trong hồ chỉ có tuổi thọ trung bình là 55 năm.
Cá tầm cái có thể sống tới 150 năm. (Ảnh: Nature)
Tuổi của cá tầm phù hợp với chiều dài thân cá: Cá 12 tuổi dài chừng 1,2 m; và cá 20 tuổi dài khoảng 1,8 m. Tùy vào từng loài cá tầm khác nhau thì sẽ có tuổi thọ và màu sắc riêng biệt. Càng phát triển thì màu sắc của chúng sẽ dần biến đổi. Cá tầm sống ở vùng Bắc Bán Cầu và thường gặp tại Bắc Ðại Tây Dương, Bắc Thái Bình Dương, vùng biển Caspian, Biển Ðen và tại nhiều sông và hồ như sông Delaware, Rhin, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga.
3. Trai ngọc nước ngọt
Trai ngọc nước ngọt có thể sống tới hơn 200 năm tuổi. (Ảnh: Nature)
Trai ngọc nước ngọt (Margaritifera margaritifera) là loài động vật không xương sống sống ở khu vực sông, suối. Nhà nghiên cứu người Nga là Valeriy Zyuganov đã nhận được danh tiếng trên toàn thế giới sau khi ông phát hiện ra rằng con trai ngọc nước ngọt đã cho thấy sự già nua không đáng kể và ông xác định rằng nó có tuổi thọ lên tới hơn 200 năm. Dữ liệu của Zyuganov đã được xác nhận bởi các nhà nghiên cứu người Phần Lan và đã được chấp nhận. Trai ngọc nước ngọt có tuổi thọ cao nhờ khả năng trao đổi chất thấp. Con trai nước ngọt lâu đời nhất được biết đến là 280 tuổi, theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF).
4. Ốc vòi voi
Ốc vòi voi có tên danh pháp khoa học là Lutraria rhynchaena. Loại ốc này thuộc họ Mactridae, là loài nhuyễn thể có hai mảnh vỏ. Đây là một trong số loài ốc biển khá phổ biến. Ốc vòi voi còn gọi là trai nước mặn, ốc tu hài, chúng có nguồn gốc ban đầu từ vùng biển phía tây Canada và một số ít được tìm thấy tại phía bắc nước Mỹ. Ốc vòi voi là món hải sản quen thuộc ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, tuổi thọ trung bình của ốc vòi voi là khoảng 146, dù kỷ lục của chúng được ghi nhận là 160 năm.
Ốc vòi voi có đặc điểm gần giống với các loài trai có ngọc ở bên trong. Đặc điểm hình dạng bên ngoài có phần tương tự với sò huyết. Tuy nhiên kích thước của các loại ốc này to hơn nhiều. Loài ốc này đào hang rất lớn và nó nặng từ 1 đến 2,5kg một con và thậm chí trên thế giới còn ghi nhận những con to có trọng lượng từ 4 đến 5kg. Vỏ của con ốc này có chiều dài từ 15 đến 20cm.
5. Cá koi
Cá Koi là một trong những loài cá có tuổi thọ đáng kinh ngạc hơn ta tưởng, đặc biệt là cá Koi Nhật Bản. Nếu được chăm sóc kĩ lưỡng, cá Koi có tuổi thọ trung bình từ 25 đến 35 năm. Tuy nhiên có vài trường hợp cá Koi có tuổi thọ hơn 200 năm.
Kỷ lục sống lâu nhất của cá Koi là hơn 220 năm. (Ảnh: Nature)
Theo ghi nhận con cá Koi già nhất có tên là Hanako ở Nhật Bản, nó sinh năm 1791 và qua đời năm 1977, thọ 226 tuổi. Chủ nhân của cá là tiến sĩ Komei Koshihara đã nhờ giáo sư Masayoshi Hiro giúp xác minh tuổi thọ cá koi của Hanako. Giống như xác định tuổi thọ của cây là xác định số vòng của vân thân cây thì xác định tuổi cá cũng chỉ cần đếm số vòng trên vảy cá. Công nghệ đo tuổi từ chiếc vảy của con cá Hanako đã mất tới hai tháng, sau khi đếm tổng các vòng phát triển trên vảy, họ đã xác định được chính xác tuổi của con cá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
4 loài tưởng tuyệt chủng bỗng trở lại đầy bí ẩn: Số 2 ‘hồi sinh’ kỳ diệu ở Việt Nam, chấn động cả thế giới
Tại sao người xưa có câu: 'Dại xây nhà hướng Tây, ngốc mua đất cạnh chùa'?
10 nhân vật thông minh kiệt xuất của Trung Quốc: Gia Cát Lượng không vào được top 3, số 1 là người ai cũng biết
Người phụ nữ lẳng lơ nhất thời Tam Quốc là ai mà đến cả cháu trai cũng không tha?
Bí ẩn dòng họ lâu đời nhất Việt Nam, có từ thời Vua Hùng: Tên rất lạ, gắn liền với loạt huyền tích
Khám phá loài động vật xấu xí nhất thế giới, chỉ nhìn 1 lần cũng gây ám ảnh cả đời