5 loài động vật theo chế độ mẫu quyền
Cận cảnh sư tử hạ sát voi con / Chiêm ngưỡng lứa con lai cực hiếm giữa hổ và sư tử
Ong
Ong
Cấu trúc xã hội của một bầy ong là, một gia đình mẫu hệ do một nữ hoàng đứng đầu. Nữ hoàng ong thường có tuổi thọ khoảng 3 năm và trong suốt thời gian trị vì đó, nó có thể đẻ trứng liên tục, thiết lập và quản lý một vương quốc có tổng số dân lên tới gần 25 ngàn cá thể. Gần 95% số con của nữ hoàng ong là ong thợ - những cá thể cái không có khả năng sinh sản toàn vẹn như nữ hoàng, trong khi 5% còn lại phát triển thành ong mật đực - những cá thể đực chủ yếu làm nhiệm vụ giao phối với nữ hoàng và thụ tinh cho trứng.
Voi
Loài voi hình thành các mối quan hệ gia đình bền chặt và sống trong những bầy đàn gồm các gia đình mẫu hệ nghiêm ngặt. Một đàn voi do một con cái lớn tuổi nhất và thường to nhất trong đàn - nữ chúa - đứng đầu. Các đàn voi có dân số dao động từ 8 - 100 cá thể, phụ thuộc vào địa hình và kích cỡ gia đình. Khi một voi con ra đời, nó được cả đàn nuôi dưỡng và bảo vệ. Các voi đực thường rời gia đình lúc khoảng 12 - 15 tuổi và có thể sống cô độc hoặc tụ tập tạm thời cùng các voi đực khác.
Khỉ Bonobo
Nhà nghiên cứu động vật linh trưởng Amy Parish đã dành hơn 10 năm để nghiên cứu khỉ bonobo - loài họ hàng sở hữu các đặc điểm di truyền gần gũi nhất với con người. Công trình nghiên cứu mang tính đột phá của ông Parish đã cho thấy cách khỉ bonobo sinh sống trong một xã hội chịu sự thống trị của các cá thể cái, trong đó những con khỉ cái sử dụng liên minh đồng giới để xác lập quyền lực. Sự liên kết của các khỉ cái đã giúp chúng kiểm soát khỉ đực, bất chấp việc khỉ đực sở hữu cơ thể nhỉnh hơn. Theo các nhà nghiên cứu, không giống những con tinh tinh cái cô độc hơn, việc kết bè phái của khỉ bonobo cái ngăn các cá thể đực giết chết con của những cá thể đực đối địch (như vẫn thường xảy ra ở các loài khỉ hình người khác) và cho phép chúng tự chọn bạn tình cũng như giành lấy thức ăn ngon nhất. Ngoài tự nhiên, khỉ bonobo cái cũng săn bắt và phân chia thịt - hàng động từng được coi là chỉ dành riêng cho các cá thể đực.
Cá voi sát thủ (orca)
Các nhóm cá voi sát thủ được hình thành dựa vào vai trò "đầu tàu" của mẹ. Theo Cơ quan quản lý đại dương và khí hậu Mỹ (NOAA), chúng sinh sống và di chuyển cùng mẹ của mình ngay cả khi đã trưởng thành, tạo nên các xã hội mẫu hệ gắn kết mạnh mẽ.
Sư tử
Trái với lầm tưởng của nhiều người lâu nay, sư tử là loài sống theo chế độ mẫu quyền. Các con sư tử cái cộng tác với nhau để cùng săn bắt mồi và chăm sóc con cái. Điều này cho phép chúng tận dụng tối đa sức lực, khiến chúng khỏe mạnh và an toàn hơn. Với cơ thể nhỏ hơn và nhẹ hơn, sư tử cái nhìn chung nhanh nhẹn hơn sư tử đực. Trong khi săn bắt mồi, các sư tử cái nhỏ hơn sẽ chịu trách nhiệm truy đuổi mục tiêu vào trung tâm, trong khi các sư tử cái to lớn, nặng nề hơn sẽ đột kích hoặc tóm bắt mồi. Sư tử cái cũng rất linh hoạt và có thể hoán đổi nhiệm vụ săn bắt, phụ thuộc vào loại con mồi chúng muốn tóm bắt hôm đó và cá thể cái nào đang được giao làm nhiệm vụ đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?