5 loài vật đã tuyệt chủng cách đây hàng triệu năm bỗng "sống dậy": Số 1 từng xuất hiện ở Việt Nam
Hòn đảo có hàng trăm nghìn con rắn độc, nơi loài người không dám đặt chân / Kì lạ 8 loài động vật sinh con mà không cần con đực giao phối
Theo các nhà khoa học, việc tìm thấy những loài vật này được xem như một hiện tượng "hiệu ứng hồi sinh" (lazarus effect). Hiệu ứng hồi sinh là một hiện tượng liên quan đến các phát hiện hóa thạch sinh vật, nói về sự tái xuất hiện của một bậc phân loại sau một thời gian dài hàng triệu năm không có ghi nhận và được xem là đã bị tuyệt chủng.
1. Chuột đá Lào
Chuột đá Lào hay còn gọi là chuột núi Lào (tên khoa học là Laonastes aenigmamus) là loài gặm nhấm sống ở miền Khammuane của Lào. Vào năm 2005, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra loài thú này ở Khu Bảo tồn đa dạng sinh học Quốc gia Hin Nậm Nô (Khăm Muộn, Lào) có hình dạng loài chuột và đặt tên cho chúng.
Chuột đá Lào là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomydae đã bị xem là tuyệt chủng cách đây khoảng 11 triệu năm. (Ảnh: AZ Animals)
Khi các nhà khoa học so sánh các đặc điểm hình thái của chuột đá Lào với các mẫu hóa thạch của họ thú cổ Diatomydae và khẳng định chuột đá Lào là loài sống sót duy nhất của họ thú cổ Diatomydae đã bị xem là tuyệt chủng từ kỷ Miocence, cách đây khoảng 11 triệu năm.
Chuột đá Lào có một chiếc đầu khá lớn cùng chiếc đuôi rậm lông đặc trưng. Một con chuột đá Lào trưởng thành dài khoảng 26 cm (tính cả chiều dài đuôi), nặng khoảng 400 gram. Chúng thường sống trên các mỏm núi đá thuộc tỉnh Khammouan (Lào) và một số vùng thuộc Việt Nam. Thức ăn yêu thích của chúng là lá cây, cỏ và đặc biệt là các loại hạt. Đôi khi, chúng cũng đổi sang côn trùng.
2. Cóc tía Ấn Độ
Vào năm 2003, các nhà sinh học tìm thấy ở miền tây Ấn Độ một loài cóc mới màu tím. Nó có chiếc mũi nhọn, mắt nhỏ xíu và thân hình mập mạp dài 7 cm. Sau đó, họ đã đặt tên cho nó là Nasikabatrachus sahyadrensis.
Đại diện cuối cùng của cóc tía Ấn Độ đã sống từ cách đây hơn 65 triệu năm. (Ảnh: AZ Animals)
Theo các nhà khoa học, loài cóc này không phải là con cóc bình thường. Xét về mặt tiến hoá, nó thuộc dòng dõi hoàng tộc, tức là đại diện cuối cùng của loài cóc đã nhảy quanh chân khủng long vào kỷ Phấn trắng hơn 65 triệu năm trước đây.
3. Kiến sao Hỏa
Kiến sao Hỏa còn có tên khoa học là Martialis heureka, dịch theo nghĩa đen là "kiến có nguồn gốc từ sao Hỏa", bởi con kiến này mang tập hợp các đặc điểm chưa hề thấy trước đây ở loài kiến. Trong khi các nhánh kiến khác biến đổi rất nhiều, thì kiến sao Hỏa đã không thay đổi gì nhiều trong hơn 120 triệu năm. Chúng và tổ tiên chỉ sống trong lòng đất, còn những loài kiến khác thì bắt đầu chinh phục mặt đất từ rất lâu.
Kiến sao Hỏa đã không thay đổi gì nhiều trong hơn 120 triệu năm. (Ảnh: AZ Animals)
Kiến sao Hỏa chỉ dài khoảng 2 đến 3 mm, có màu mờ nhạt, không hề có mắt nhưng lại có hàm trên lớn. Loài kiến này được Christian Rabeling thuộc đại học Texas (Austin) phát hiện ở Amazon vào năm 2007. Chúng là một trong những loài tồn tại lâu nhất trên hành tinh.
4. Lươn Protoanguilla Palau
Vào năm 2011, nhóm các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã phát hiện một loài lươn mới khi lặn xuống một hang động dưới đáy biển của nước Cộng hòa Palau. Loài lươn này khác biệt đến mức các nhà khoa học phải tạo ra một nhánh phân loại mới để mô tả mối quan hệ của nó với các loài lươn khác. Sau những tranh luận gay gắt ban đầu, các nhà phân tích gen xác nhận đây đúng là một loài lươn, dù là một loài lươn nguyên thủy.
Lươn Protoanguilla Palau từng tuyệt chủng cách đây 70 triệu năm. (Ảnh: AZ Animals)
Để phân loại loài động vật mới này, các nhà nghiên cứu phải tạo ra một hệ, chi và loài mới, đồng thời đặt tên cho nó theo tiếng Latin là Protoanguilla Palau. Nhóm nghiên cứu đã phác thảo một "gia phả" gồm nhiều loài lươn khác nhau để cho thấy mối quan hệ giữa chúng. "Gia phả" cũng cho phép họ ước lượng được thời điểm tổ tiên của loài Protoanguilla Palau trên tách ra từ các loài khác.
Kết quả nghiên cứu khẳng định gia đình mới này đã tiến hóa độc lập trong 200 năm qua, có nguồn gốc đầu thời Trung Sinh, khi khủng long bắt đầu thống trị hành tinh. Các nhà nghiên cứu cho rằng dòng Protoanguilla chắc hẳn phải phân bố rộng rãi hơn, vì các hang động nơi chúng sinh sống đã có tuổi đời từ 60-70 triệu năm.
5. Cua móng ngựa
Cua móng ngựa là một loài động vật chân đốt thuộc họ Limilidae. Chúng thường được tìm thấy ở vùng bờ Đại Tây Dương và có liên hệ họ hàng trực tiếp với nhện, ve và bọ cạp hơn là với cua. Tổ tiên của chúng xuất hiện trong kỷ Paleozoic ở vùng biển sâu, sau đó tiến hóa và biến đổi một chút rồi giữ nguyên cấu trúc như thế trong hơn 445 triệu năm sau đó.
Cua móng ngựa tiến hóa và biến đổi một chút rồi giữ nguyên cấu trúc như thế trong hơn 445 triệu năm sau. (Ảnh: AZ Animals)
Cua móng ngựa có bộ xương ngoài cứng để bảo vệ cơ thể và chiếc đuôi dài của chúng được dùng để lái và lật mình nếu chúng bị lật. Chúng có mười chân và thường dài khoảng 20-24 inch.
Một trong những khía cạnh thú vị nhất của cua móng ngựa là máu màu xanh lam của chúng, chứa một chất hóa học gọi là Limulus amebocyte lysate (LAL) vàTachypleus amebocyte lysate (TAL). Hóa chất này (thuốc thử thông thường trong phòng thí nghiệm) được sử dụng để phát hiện vi khuẩn trong thiết bị y tế và vắc-xin, khiến cua móng ngựa trở thành một loài quan trọng cho nghiên cứu y học.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?