5 nền văn minh cổ đại đã bị lịch sử quên lãng
Tìm thấy “người canh gác” ở cánh cổng địa ngục / 5 kho báu tri thức bị chính con người hủy hoại
1. Đế chế Aksum
Vương quốc Aksum (hay Axum) từng thành chủ đề của rất nhiều huyền thoại. Dù có thật sự liên quan tới các huyền thoại đó hay không thì Aksum cũng là nơi nằm trong trí tưởng tượng của những người phương Tây. Trong thực tế, vương quốc Ethiopia này từng là một cường quốc về giao thương quốc tế. Nhờ vị trí ở gần các tuyến đường buôn bán trên sông Nile và biển Đỏ, kinh tế của Aksumite phát triển mạnh mẽ và tới thời sau Công nguyên thì hầu hết người dân Ethiopia đều nằm dưới quyền cai trị của vương quốc này.
Sức mạnh và sự thịnh vượng cho phép Aksum mở rộng ảnh hưởng tới cả các quốc gia Ả rập. Vào thế kỉ thứ 3, một triết gia Ba Tư đã viết rằng Aksum là một trong 4 vương quốc vĩ đại nhất thế giới, bên cạnh La Mã, Trung Quốc và Ba Tư. Aksum tiếp nhận Thiên chúa giáo không lâu sau khi đế chế La Mã thực hiện việc này và tiếp tục phát triển tới đầu Trung cổ. Nếu không có sự phát triển và mở rộng của Hồi giáo, Aksum đã có thể tiếp tục thống trị phía Đông châu Phi. Sau khi người Ả rập chiếm bờ biển Đỏ, Aksum mất đi lợi thế lớn nhất về buôn bán so với các quốc gia lân cận. Lỗi này lại do chính một vị vua của Aksum gây ra. Chỉ vài thập niên trước đó, ông đã cho những tín đồ của Muhammad được tị nạn ở đây dẫn đến sự phát triển của Hồi giáo, và điều đó trở thành một trong những lý do chính khiến đế chế Aksum sụp đổ.
2. Đế chế Yam
Vương quốc Yam chắc chắn đã tồn tại với tư cách là đối tác trao đổi buôn bán cũng như là đối thủ của vương quốc Ai Cập cổ, nhưng vị trí chính xác của nó vẫn là một bí ẩn khó giải đáp giống như Atlantis. Dựa trên các ghi chép của nhà thám hiểm Ai CẬp cổ Harkhuf, có vẻ như Yam là vùng đất của “hương trầm, da báo, ngà voi và boomerang.” Bỏ qua các ghi chép của Harkhuf về chuyến đi hơn 7 tháng của mình, các nhà Ai Cập học vẫn tin rằng Yam chỉ nằm cách song Nile vài trăm dặm. Người ta tin rằng không có cách nào có thể giúp người Ai Cập cổ vượt qua được sa mạc Sahara. Tuy nhiên việc giới khoa học đã phát hiện ra các chữ tượng hình ở một khu vực cách sông Nile hơn 700km về phía Tây Nam đã xác nhận sự tồn tại về giao thương giữa Yam và Ai Cập. Nó cũng đồng thời chỉ ra vị trí của Yam ở các cao nguyên phía Bắc nước Chad ngày nay, cách Ai Cập khoảng 1500km. Bằng cách nào mà người Ai Cập có thể vượt hơn nghìn km sa mạc vào thời đại chưa có bánh xe và chỉ có lừa thồ hàng vẫn còn là điều bí ẩn.
3. Đế chế Hung Nô
Đây là liên minh của các bộ tộc thống trị phía Bắc Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3 trước CN tới thế kỉ thứ nhất sau CN. Hãy tưởng tượng đến đội quân của Thành Cát Tư Hãn, nhưng sống trước đó cả thiên niên kỉ và được trang bị cả xe ngựa. Rất nhiều giả thuyết được đưa ra về nguồn gốc của Xiongnu, và có lúc một số học giả còn cho rằng đó có thể là tổ tiên của người Hung nô. Đáng tiếc là người Hung Nô để lại rất ít ghi chép về chính họ.
Chúng ta được biết rằng những cuộc đột kích của họ lên đất Trung Quốc nặng nề tới mức hoàng đế nhà Tần phải ra lệnh xây dựng những đoạn đầu tiên của Vạn lý trường thành. Gần nửa thế kỉ sau, dưới áp lực những cuộc tấn công và đòi cống nộp của họ, triều đình nhà Hán phải củng cố và mở rộng Vạn lý trường thành. Vào năm 166 trước Công Nguyên, hơn 100 nghìn lính kị binh tiến đến cách kinh thành của ngườiTrung Quốcchỉ 160km trước khi bị đánh bật.
Hung Nô vẫn là đế quốc du mục đầu tiên và cũng là lâu nhất ở châu Á.
4. Đế chế Nguyệt Chi
Người Nguyệt Chi được nhớ tới việc việc chiến đấu với gần như tất cả các nước xung quanh. Trong suốt nhiều thế kỉ, họ xuất hiện trong rất nhiều sự kiện nổi bật của lục địa Âu-Á. Ban đầu, họ là liên minh các bộ tộc ở phía Bắc Trung Quốc. Các thương nhân Nguyệt Chi vượt qua những khoảng cách rất xa để trao đổi các mặt hàng như lụa và ngựa. Sự phát triển về giao thương khiến họ rơi vào xung đột trực tiếp với Hung Nô, khiến họ dần bị đẩy ra khỏi công việc giao thương với Trung Quốc. Sau đó họ tiến về phía Tây, gặp gỡ và đánh bại những người Greco-Bactrian, khiến họ phải tập hợp lại ở Ấn Độ. Việc di cư của triều đình Nguyệt Chi cũng đẩy những người Saka phải đi nơi khác. Các bộ tộc Scythian và Saka sau đó sinh sống ở khắp Afghanistan ngày nay.
Vào cuối thế kỷ 1 trước CN, một trong năm bộ lạc của người Nguyệt Chi, người Quý Sương, đã nắm quyền kiểm soát liên minh Nguyệt Chi. Từ thời điểm này, người Nguyệt Chi mở rộng sự kiểm soát của họ ra các lãnh thổ miền tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, thành lập ra Đế chế Quý Sương. Đế chế này tồn tại trong 3 thế kỉ, cho tới khi các lực lượng từ Ba Tư, Pakistan và Ấn Độ giành lại được các lãnh thổ cũ của họ.
5. Đế chế Mauryan
Chandragupta Maurya chính là Alexander đại đế của Ấn Độ. Chandragupta đã tìm đến Macedonia để nhờ trợ giúp trong việc giành quyền kiểm soát các vùng đất lân cận, nhưng quân lính của Alexander quá bận rộn với một cuộc nổi loạn. Mặc dù vậy, Chandragupta vẫn có thể thống nhất cả Ấn Độ và đánh bại mọi kẻ xâm lược từ bên ngoài. Ông thực hiện tất cả những điều này khi mới 20 tuổi. Sau cái chết của Alexander, chính đế chế Mauryan đã ngăn cản việc người kế vị Alexander mở rộng lãnh thổ về phía Ấn Độ. Chính Chandragupta đã đánh bại nhiều vị tướng Macedonia trong chiến đấu, tới khi người Macedonia đồng ý đàm phán thay vì gây thêm chiến tranh. Không như Alexander, Chandragupta để lại một chính phủ và chế độ quan lại chặt chẽ để bảo đảm cho di sản của mình sẽ tồn tại.
Đáng lẽđế chế nàysẽ tồn tại rất lâu nếu không xảy ra một cuộc đảo chính vào năm 185 trước CN khiến Ấn Độ bị chia cắt, suy yếu và bị xâm lược bởi người Hy Lạp từ phía Bắc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
2 dòng họ chung tổ tiên là Tào Tháo không được liên hôn, vi phạm sẽ bị đuổi khỏi gia tộc vĩnh viễn
4.000 tấn vàng trên núi hay 3 tấn vàng dưới sông chưa phải điểm đặc biệt, 'kho báu thay thế kim cương' lớn nhất Việt Nam mới là thứ tỉnh này đang sở hữu