Những bức tranh nổi tiếng… kinh dị
Hé lộ hai lần Stalin 'tha' cho trùm phát xít Hitler / Ngôi nhà nơi trùm phát xít Adolf Hitler chào đời trở thành đồn cảnh sát
Các tác phẩm hội họa theo trường phái biểu hiện, tượng trưng thường nhấn mạnh vào sự thể hiện cảm giác - cảm xúc của nhân vật trong tranh và của chính họa sĩ. Vì vậy, không ít những tác phẩm hội họa theo trường phái này gây cảm giác rùng rợn, ghê sợ.
Trong thần thoại Hi Lạp, việc thứ 8 Haracles phải làm là trộm những con ngựa của Diomedes - Vua vùng Thrace. Do không biết rằng đây là những con ngựa ăn thịt người, Heracles để bạn mình ở lại với chúng và khiến họ lâm nạn. Để trừng phạt Diomedes, anh đã để ông ta bị ăn thịt bởi chính lũ ngựa của mình. Đây chính là chủ đề trong bức tranh của Moreau - họa sĩ trường phái tượng trưng người Pháp, với cảnh Heracles ngồi nhìn những con ngựa trả thù cho mình một cách bình thản. Bức tranh được hoàn thành năm 1866 là một trong những tác phẩm hiếm hoi mang màu sắc ghê rợn, ngoài ra ông còn rất nổi tiếng với các bức tranh khác về chủ đề Kinh thánh và thần thoại.
Trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Thụy Sĩ Henry Fuseli (1741-1825), ông được biết đến nhiều nhất với tác phẩm Cơn ác mộng, bức tranh mô tả một phụ nữ trong cơn mộng dữ với con quỷ ngồi trên thân mình và một cái đầu ngựa. Bức tranh nổi tiếng tới mức tác giả phải vẽ ba bản khác gần giống nhưng với bố cục khác. Sau này, khi nói tới thế giới tiềm thức trong phân tâm học của Sigmund Freud, người ta thường minh họa bằng bức tranh này của Fuseli.
Họa sĩ người Áo Alfred Kubin (1877-1959) nổi tiếng với các bức tranh sử dụng chất liệu màu nước và mực. Ngoài ra ông còn có các tác phẩm sơn dầu khác nhưng không nhiều. Nổi bật trong đó là tác phẩm Bóng ma trên nước với phong cách vẽ mang màu sắc kinh dị, rùng rợn. Và mặc dù các tác phẩm của ông từng được Đức Quốc xã đánh giá là “ sự thoái hóa nghệ thuật”, ông vẫn được coi là đại diện quan trọng cho trường phái tượng trưng và trường phái biểu hiện trong lịch sử nghệ thuật thế giới.
Tiếng thét (tiếng Na Uy: Skrik) là tên của một trong bốn bản sáng tác, dưới dạng tranh vẽ theo trường phái biểu hiện của danh họa người Na Uy- Edvard Munch vào khoảng năm 1893 và 1910. Bức họa vẽ một nhân vật đầy âu lo tuyệt vọng tương phản với phong cảnh hòa cùng bầu trời đỏ. Khuôn mặt ở trung tâm bức tranh và dụng ý sử dụng màu sắc cùng các chi tiết khác khiến bức tranh luôn nằm trong danh sách những tác phẩm kinh dị nhất từng được vẽ.
Theo thần thoại Hy Lạp thì thần Saturn tin rằng số mệnh khiến ông sẽ bị chính những con trai của mình đánh bại, do vậy ông đã ăn thịt hết những đứa con vừa sinh ra để giải trừ lời tiên tri. Thảm kịch kinh dị này cũng được nhiều họa sĩ phương Tây đưa vào tranh, trong đó nổi tiếng nhất là bức Saturn ăn thịt con trai của họa sĩ danh tiếng người Đức Peter Paul Rubens (1577-1640). Sự mô tả tỉ mỉ động tác ăn thịt người khiến bức tranh được coi là một tác phẩm kinh dị bậc nhất.
Chiếc bè của chiến thuyền Méduse (tiếng Pháp: Le Radeau de la Méduse) là một bức tranh sơn dầu được họa sĩ lãng mạn người Pháp Théodore Géricault (1791-1824) thực hiện trong thời gian 1818-1819. Bức tranh mô tả lại sự kiện đắm tàu Méduse của hải quân Pháp. Thảm họa này đã khiến hàng trăm người trôi dạt trên biển, 13 ngày trước khi họ được giải cứu, những người sống sót phải chịu đựng nạn đói, khát, họ ăn thịt lẫn nhau một cách điên rồ. Bức tranh thu hút được rất nhiều sự chú ý từ dư luận vào thời điểm đó và dù có một vài đánh giá tiêu cực về bức tranh nhưng tác phẩm vẫn nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ từ công chúng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Quái vật Bigfoot hiện nguyên hình giữa màn đêm, ảnh cận cảnh khiến netizen thế giới sửng sốt?
Điều gì sẽ xảy ra nếu phi hành gia đi tè trên mặt trăng? Hậu quả vô cùng kinh khủng
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Quốc gia dự trữ vàng nhiều nhất thế giới: Gấp 4 lần Trung Quốc, 3 nước châu Âu cộng lại cũng không bằng