Khám phá

5 nhà thám hiểm nữ xuất chúng bị thế giới lãng quên

Băng qua các lục địa trên lưng ngựa chông chênh, vẽ bản đồ những ngọn núi chưa có ai đặt chân tới, phá vỡ nhiều kỷ lục trong môn lặn biển,… Hãy cùng gặp gỡ những nữ “quái kiệt” phi thường này.

Phát hiện báu vật bị lãng quên trong rừng rậm Campuchia / Cô là 'ngôi sao bị lãng quên của Hong Kong', xuất hiện với hình ảnh nhạy cảm để nổi đình nổi đám, giờ cô đã 56 tuổi và trở thành phu nhân nhà giàu

“Hãy chắc chắn mình là người phụ nữ đầu tiên ở đâu đó,”đây là lời khuyên của biên tập viên tờ National Geographic dành cho nữ nhiếp ảnh gia triển vọng Dickey Chapelle vào giai đoạn Thế chiến thứ hai leo thang.

Chapelle đã nghe theo và lẻn lên bờ với một đơn vị thủy quân lục chiến trong trận Okinawa năm 1945, phớt lờ lệnh cấm nhà báo nữ bén mảng vào khu vực chiến đấu. Bà tạm thời bỏ đi chứng nhận tác nghiệp báo chí của mình trong quân sự, nhưng rồi sau đó bà nhanh chóng nổi danh và trở thành một phóng viên chiến trường không biết sợ hãi.

Từ rất lâu, phụ nữ đã gặt hái nhiều thành tựu trong khoa học và khám phá, nhưng thường họ chỉ được ghi nhận thoáng qua. Họ vẽ bản đồ đáy đại dương, chinh phục những đỉnh núi cao nhất, khai quật những nền văn minh cổ đại, lập kỷ lục phi thường trong môn lặn biển hay bay vòng quanh thế giới. Họ đấu tranh để được tác nghiệp ở tiền tuyến và đi mòn gót khắp các châu lục.

“Không có lý do gì ngăn phụ nữ đặt chân đến những nơi mà đàn ông đã đi, và thậm chí là còn đi xa hơn nữa. Nếu một người phụ nữ thích rong ruổi, nếu cô ấy dành tình yêu cho những điều mới mẻ, bí ẩn và đôi khi không rõ phương hướng; không điều gì có thể chôn chân cô ấy ở nhà,” nhà thám hiểm Harriet Chalmers Adams đã nói như vậy vào năm 1920.

Tuy nhiên trên báo chí, phụ nữ thường xuất hiện như một ghi chú bên lề, bị lu mờ bởi những người chồng nổi tiếng. Có hơn một chục bài viết chi tiết về Matthew Stirling và những khám phá của ông trong khảo cổ học vùng trung bộ Châu Mỹ, nhưng vợ ông là bà Marion - người giúp khởi chạy những cuộc thám hiểm - chỉ có mặt duy nhất trên một bài báo về chủ đề: giữ gìn nhà cửa trên cánh đồng.

Còn rất nhiều phụ nữ lừng danh khác bị người đương thời ghẻ lạnh. Khi nhà địa lý Marie Tharp đưa ra bằng chứng về lý thuyết dịch chuyển mảng kiến tạo vào đầu những năm 1950, một đồng nghiệp đã bác bỏ và xem nó là “chuyện đàn bà”. Ngay cả những người phụ nữ nổi tiếng khắp thế giới trong thời của họ, như nhà thiên văn học Maria Mitchell vào thế kỷ 19, cũng đã phải đấu tranh quyết liệt để được trả lương công bằng.

Dickey Chapelle (1919-1965)

Năm 1959, Dickey Chapelle chuẩn bị nhảy khỏi một tòa tháp. Nữ phóng viên chiến trường lừng lẫy lần đầu tiên nhảy dù ở độ tuổi 41 cùng Sư đoàn 101 của Quân đội Hoa Kỳ tại Kentucky. Bàcảm thấy sợ, nhưng nỗi sợ không bao giờ tồn tại lâu đối với Chapelle. Bà tuyên bố nhảy dù là một trong những điều tuyệt vời nhất mà người ta có thể trải nghiệm trong đời.

Vào lúc đó, Chapelle đã viết về hàng chục cuộc xung đột, gồm cả trong Thế chiến thứ hai. Bà từng bị bỏ tù trong cuộc nổi dậy ở Hungary và là nhà báo đầu tiên được phiến quân Algeria công nhận. Fidel Castro gọi bà là “cô người Mỹ nhỏ bé lịch sự có dòng máu hổ chảy trong huyết quản”. Sau một đợt huấn luyện khắc nghiệt, bà trở thành người phụ nữ duy nhất tại thời điểm đó được nhảy dù với lính nhảy dù trong trận chiến tại Việt Nam.

Ghim phù hiệu lính nhảy dù Việt Nam và phù hiệu lính nhảy dù của quân đội Hoa Kỳ vào chiếc mũ bụi bặm của mình, bà mạo hiểm tới những nơi các phóng viên khác không dám bén gót. Tuy sự hiện diện của bà là một điều kì lạ, nó cũng không đem lại cho bà bất kì đối xử đặc biệt nào. Sau này, bà đặt tên cho cuốn tự truyện của mình theo những câu nói mà bà thường nghe trên chiến trường: “Phụ nữ làm gì ở đây vậy?”

5 nhà thám hiểm nữ xuất chúng bị thế giới lãng quên - 2

Nhìn vào các bức ảnh của bà, ta có thể thấy được hỏa lực cũng không ngăn được bước tiến của bà. Trong bức ảnh này chụp một đám cháy dữ dội diễn ra ở vùng ĐBSCL vào thời chiến. Ảnh: Dickey Chapelle.

“Không đời nào chiến tranh lại là nơi không dành cho phụ nữ”, Chapelle nói trong một cuộc phỏng vấn.Năm 1962, Chapelle trở thành người phụ nữ thứ hai nhận Giải thưởng Báo chí George Polk - giải thưởng cao quý tôn vinh lòng dũng cảm phi thườngnơibà. Bà đã chứng kiến nhiều trậnđánhở Việt Nam hơn bất kỳ người Mỹ nào khác.Bà tham gia tổng cộng 17 cuộc chiến. Nhưng mọi thứ đã kết thúc tại đó.

5 nhà thám hiểm nữ xuất chúng bị thế giới lãng quên - 3

Dickey Chapelle đang tác nghiệp giữa cao điểm của trận chiến tại Việt Nam. Ảnh: Nat Geo Image Collection.

Vào ngày 4/11/1965, khi Chapelle đang làm nhiệm vụ gần thành phố ven biển Chu Lai, bà bị trúng đạn vào cổ. Bà qua đời trên một chiếc trực thăng vàtrở thànhnữ phóng viên Mỹ đầu tiên hy sinh trong trận chiến. Nhiều năm sau, các nhà báo khác đưa tin rằng sư đoàn lính nhảy dù của Việt Nam vẫn còn nhớ về người phụ nữ nhỏ bé, ăn nói bỗ bã từng nhảy dù chung với họ.

 

Harriet Chalmers Adams (1875-1937)

Nữ nhà báo đầu tiên đến thăm các chiến hào Pháp trong Thế chiến I; Chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội các nhà Nữ địa lý.

5 nhà thám hiểm nữ xuất chúng bị thế giới lãng quên - 4

Harriet Chalmers Adams đã dành cả cuộc đời của mình để khám phá thế giới và là người đóng góp rất nhiều cho National Geographic trong 50 năm đầu tiên của lịch sử tờ báo này. Ảnh: Alamy Stock Photo.

Vào những năm 1880, rất lâu trước khi trở thành nữ thám hiểm vĩ đại nhất thời đại của mình, cô bé Harriet Chalmers tám tuổi đã băng qua Sierra Nevada (một dãy núi phía tây Hoa Kỳ) trên lưng ngựa cùng cha. Năm24 tuổicôkết hôn với Franklin Pierce Adams và họ đã có chuyến du hành 64.370kmđến Mỹ Latin bằng ngựa, xuồng, xe lửa và… đi bộ.

 

BàAdams đặt ra sứ mệnhđiđến mọi quốc gia đã hoặc đang là thuộc địa của Tây Ban Nha và lần lại dấu vết của Christopher Columbus từ châu Âu đến châu Mỹ. Bà đi qua châu Á và tham dự lễ đăng quang hoàng đếHaile Selassie củaEthiopia. Trong Thế chiếnthứ nhất, bà là nữ nhà báo đầu tiên được phép chụp ảnh các chiến hào Pháp - nơi bà lưu lại trong nhiều tháng.

Adams không phải nhà địa lý được đào tạo chuyên nghiệp và chưa từng học đại học, nhưng những bức ảnh màu và phong cách du lịch mạo hiểm của bà đã khiến bà nhận được hàng tá lời mời nói chuyện trên khắp thế giới - thường là từ các tổ chức chưa từng mời phụ nữ trước đây. Bà là phụ nữ Mỹ thứ ba được đề nghị gia nhập Hiệp hội Địa lý Hoàng gia ở Anh.

5 nhà thám hiểm nữ xuất chúng bị thế giới lãng quên - 5

Một bức ảnh chụp gần những gì đang diễn ra tại tiền tuyến Pháp vào Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ảnh: Harriet Chalmers Adams.

 

Đàn ông “luônlosợ rằng sẽ có vàiphụ nữ mạo phạm vào những cuộc thảo luận linh thiêng của họ, nên họ thậm chí không cho phép phụ nữ bước vào nơi diễn ra những câu lạc bộ đó, chứ đừng nói cho phép họ tham dự những cuộc họp mà có thể có lợi cho đôi bên,” Adams từng nói.

Và thế là một số nhà thám hiểm nữ quyết định thành lập câu lạc bộ của riêng họ. Năm 1925, Hiệp hội cácNhà địa lý nữra đời với Adams là chủ tịch đầu tiên. Bà giữ chức vụ cho đến khi chuyển đến Pháp vào năm 1933 và qua đời bốn năm sau đó ở tuổi 61.

Anne Morrow Lindbergh (1906-2001)

Người phụ nữ đầu tiên ở Hoa Kỳ có bằng lái tàu lượn; người phụ nữ đầu tiên nhận Huy chương Hubbard của Hiệp hội Địa lý Quốc gia.

 

5 nhà thám hiểm nữ xuất chúng bị thế giới lãng quên - 6

Anne Morrow Lindbergh trong những năm đầu của hôn nhân đã lập nhiều kỷ lục về hàng không cùng chồng, sau này bà trở thành tác giả sở hữu nhiều đầu sách bán chạy nhất. Ảnh: Bettmann/Getty Images.

Buổi hẹn hò đầu tiên của Anne Morrow với Charles Lindbergh diễn ra trên một chiếc máy bay ở Long Island vào năm 1928. Người đàn ông đã cầu hôn bà vừa thực hiện chuyến bay một mạch đầu tiên xuyên Đại Tây Dương và được xem là nhân vật nổi tiếng nhất thế giới lúc bấy giờ. Ba tháng sau đám cưới, Anne thực hiện chuyến bay solo đầu tiên. Năm 1930, bà là phụ nữ đầu tiên ở Hoa Kỳ có bằng lái tàu lượn hạng nhất.

Năm đó, Charles và Anne bay từ Los Angeles đến New York trong 14 giờ 23 phút - phá vỡ kỷ lục tốc độ xuyên lục địa. Anne là phi công phụ, nhân viên vô tuyến, hoa tiêu điều hướng và đang mang thai bảy tháng. Sau đó, họ bay đến Nhật Bản - nơi Anne lập kỷ lục về liên lạc vô tuyến đường dài. Bà được công nhận là một phi công và là tác giả, và vào năm 1934, bà là người phụ nữ đầu tiên được trao Huân chương Hubbard của Hiệp hội Địa lý Quốc gia (công nhận thành tựu trọn đời trong nghiên cứu và khám phá) vì đã bay tổng cộng 40.000 dặm.

Đến thời điểm đó, cuộc sống hôn nhân của cả hai đã đen đặc. Năm 1932, con trai sơ sinh của họ bị bắt cóc và sát hại. Sau đó, Charles say mê những tiến bộ công nghệ của Đức. Ông nhận một huy chương từ Đức quốc xã và chống đối Hoa Kỳ mạnh mẽ trong Thế chiến II. Còn Anne đã viết một cuốn sách ủng hộ chủ nghĩa biệt lập và gọi chủ nghĩa phát xít là “làn sóng của tương lai”.

 

5 nhà thám hiểm nữ xuất chúng bị thế giới lãng quên - 7

Anne Morrow Lindbergh cùng chồng Charles tại một không cảng ở California vào năm 1930, lúc này cả hai đang chuẩn bị thực hiện chuyến bay xuyên lục địa Mỹ để hạ cánh ở New York vào 14 tiếng sau đó. Ảnh: Bettmann/Getty Images.

Trong các cuộc phỏng vấn và nhật ký xuất bản sau đó, Anne hối hận về lập trường của hai vợ chồng, mà cô nói chủ yếu là lập trường của chồng mình. “Hôn nhân đã kéo tôi ra khỏi thế giới của mình, biến đổi tôi theo cách tôi không còn có đường quay lại,” bà viết. Anne tìm thấy sự cứu chuộc thông qua viết lách. Năm 1955, bà phát hành “Món quà từ biển cả”, một cuốn sách soi chiếu cuộc sống thường nhật của phụ nữ, được ca ngợi như một tuyên ngôn về nữ quyền và đứng đầu danh sách sách bán chạy nhất thời ấy.

Marie Tharp (1920-2006)

Lập bản đồ đáy đại dương và đưa ra lý thuyết về sự trôi dạt lục địa.

 

5 nhà thám hiểm nữ xuất chúng bị thế giới lãng quên - 8

Là phụ nữ, Marie Tharp không được phép làm việc trên các con tàu nghiên cứu khoa học. Vì thế bà đã sử dụng dữ liệu khoa học thu thập được từ các con tàu này để phân tích và dựng bản đồ đáy đại dương. Ảnh: Joseph H. Bailey.

Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã trao cho Marie Tharp cơ hội thực hiện một khám phá chấn động. Các sinh viên nam đã lên đường chiến đấu nên các trường đại học có chỗ cho phụ nữ. Tharp lúc đó đã có bằng tiếng Anh và âm nhạc, bà nhanh chóng chớp lấy cơ hội học về địa chất - một ngành vốn có “thù oán” với nữ giới.

Sau một thời gian ngắn làm nhà địa chất cho một công ty dầu mỏ, bà được thuê làm trợ lý kỹ thuật tại Đài khảo sát địa chất Lamont thuộc Đại học Columbia. Tại đây, bà gặp một sinh viên đã tốt nghiệp là Bruce Heezen. Hai người bắt tay trong một dự án táo bạo: dựng bản đồ đáy đại dương.

Lúc đó, phụ nữ bị cấm làm việc trên các tàu nghiên cứu khoa học nên Heezen đã sử dụng các phép đo sonar (thiết bị phát hiện tàu ngầm) mà ông thu thập được trong các chuyến thám hiểm đại dương. Trong một văn phòng dưới tầng hầm ở Columbia, Tharp đã phân tích dữ liệu và các kết quả đo đạc từ hàng trăm cuộc thám hiểm để biến chúng thành bản đồ.

 

Khi Tharp thực hiện tấm bản đồ đầu tiên vẽ Đại Tây Dương, bà nhận thấy một thung lũng chạy ngang qua đáy đại dương và kết luận rằng các mảnh của lớp vỏ Trái Đất đang dịch chuyển. Tuy vậy, Tharp cho biết lý thuyết về sự trôi dạt lục địa của mình lúc đó được xem “gần như một dạng dị giáo khoa học”.

Lúc đầu, Heezen không chấp nhận lý thuyết này và chế giễu bằng chứng của bà là “nhảm nhí”. Nhưng kết luận của bà đã được củng cố bởi các sonar. Vết nứt trên Trái Đất này đã thuyết phục cộng đồng khoa học rằng các lục địa từng là một vùng đất, sau đó bị chia tách bởi hoạt động kiến tạo.

5 nhà thám hiểm nữ xuất chúng bị thế giới lãng quên - 9

Dữ liệu sonar giúp lập bản đồ một cách tỉ mỉ đáy đại dương đã khiến các nhà địa chất Marie Tharp và Bruce Heezen chứng minh lý thuyết rìa về kiến tạo mảng. Ảnh: Joe Covello.

Năm 1977, bản đồ “đáy đại dương thế giới” được ra mắt, đó là bản mô tả đầu tiên về đáy đại dương trên toàn cầu. “Đây là cơ hội ngàn năm có một trong đời, cơ hội ngàn năm có một của lịch sử thế giới - cơ hội có thể xảy đến với bất kì ai - ngoại trừ một phụ nữ trong những năm 1940. Thế nhưng, tôi đã có cơ hội đó,” bà viết.

 

Một năm sau khi bản đồ xuất bản, Tharp và Heezen giành được Huy chương Hubbard - danh hiệu cao quý nhất của Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ.

Maria Mitchell (1818-1889)

Người đầu tiên phát hiện sao chổi bằng kính thiên văn; nhà thiên văn học nữ chuyên nghiệp đầu tiên ở Mỹ.

5 nhà thám hiểm nữ xuất chúng bị thế giới lãng quên - 10

Maria Mitchell là một nhà thiên văn học đấu tranh vì sự bình đẳng giới trong khoa học. Ảnh: Bettmann/Getty Images.

 

Vào những năm 1800, cư dân ở thành phố Nantucket, bang Massachusetts được biết đến nhiều vì đặt các kính viễn vọng trên biển để chờ sự trở lại của các tàu đánh cá voi. Nhưng Maria Mitchell lại hướng kính viễn vọng của mình tới các vì sao.

Mitchell lớn lên với cha mình - một nhà thiên văn nghiệp dư - và giúp ông thực hiện các tính toán hàng hải phức tạp cho các thuyền trưởng săn cá voi, xác định thời gian nhật thực và ghi lại các đặc điểm chuyển động của những vì sao.

Lúc 10:30 khuya ngày 01/10/1847, cô gái 29 tuổi này ở trên mái nhà của Ngân hàng Thái Bình Dương - nơi cha bà đã xây dựng một đài quan sát đơn giản. Khi đang sử dụng kính viễn vọng, bà phát hiện một thứ không hề nằm trên bản đồ thiên văn của mình: sao chổi.

Mười sáu năm trước, vua Frederick VI của Đan Mạch đề xuất ý tưởng trao huân chương vàng cho người đầu tiên phát hiện sao chổi bằng kính viễn vọng. Mitchell quyết tâm ẵm giải thưởng này, và bà đã làm được. Phát hiện này cùng với sự nghiệp sau đó đã biến bà trở thành nhà thiên văn học nữ chuyên nghiệp đầu tiên ở Hoa Kỳ.

Trong năm đó, bà được bầu vào Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Hoa Kỳ - bà là người phụ nữ đầu tiên được mời tham gia. Bà đến thăm các đài quan sát trên khắp thế giới và trở thành người ủng hộ quyết liệt phụ nữ tham gia khoa học. Bà cũng theo chủ nghĩa bãi nô và tán thành mở rộng quyền bầu cử (đặc biệt cho phụ nữ).

 

5 nhà thám hiểm nữ xuất chúng bị thế giới lãng quên - 11

Khám phá ra sao chổi giúp Maria Mitchell trở nên nổi tiếng trong cộng đồng khoa học vào giữa những năm 1800. Ảnh: Science History Images/Alamy Stock Photo.

Mitchell dạy thiên văn học tại Đại học Vassar mới mở - ở đây bà nghiên cứu các hành tinh, ngôi sao, sao chổi, nhật thực - và đấu tranh để được trả lương công bằng như các đồng nghiệp nam. Sao chổi 1847-VI mà bà phát hiện ra, được biết đến với tên: sao chổi của Quý cô Mitchell.

Một miệng núi lửa trên Mặt Trăng được đặt theo tên bà, cũng như một tàu chở hàng trong Thế chiến II, là tàu S.S Maria Mitchell. Năm 1888, một năm trước khi Mitchell qua đời, anh trai bà là nhà hải dương học Henry Mitchell đã giúp thành lập Hiệp hội Địa lý Quốc gia Mỹ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm