Khám phá

5 vũ khí uy lực nhất thế giới cổ đại nhưng lại biến mất khó hiểu về sau

Hầu hết các vũ khí từ thời cổ đại đều khá quen thuộc với chúng ta ngày nay. Nhưng một số loại vũ khí có sức mạnh đáng sợ lại biến mất một cách khó hiểu.

Bí ẩn về xác ướp công chúa 2.500 năm tuổi mang hình xăm, biết trả thù / Những nhà thờ đá cổ Hy Lạp và bí ẩn chưa được biết đến

Quân đội La Mã cổ đại là một trong những đạo quân mạnh nhất lịch sử loài người. Dao găm, kiếm ngắn, giáo và cung tên mà họ dùng cũng phổ biến ở nhiều quân đội cổ khác và cho đến ngày nay. Nhưng một số ít vũ khí được sáng tạo như cỗ máy chiến tranh cổ đại lại thất truyền bí ẩn.

Tia nhiệt của Archimedes

Thế trận phòng thủ của Archimedes ở Syracuse (Tranh: Thomas Ralph Spence)

Dù nổi tiếng với các định luật trong toán học và vật lý, Archimedes (287 – 212 TCN) thực sự là một bậc thầy về vũ khí. Các tài liệu cổ đại mô tả cách thức Archimedes dùng tia nhiệt hội tụ để thiêu cháy các tàu địch.

Nhiều người tin rằng, trong cuộc bao vây Syracuse – khoảng thời gian Archimedes mất – các tấm gương lớn bằng kim loại đánh bóng đã được sử dụng để tập trung tia sáng mặt trời vào các tàu địch, khiến chúng phát hỏa.

Sự tồn tại của loại vũ khí này vẫn còn gây tranh cãi. Nhưng việc tái tạo tia nhiệt này ở hiện đại đã chứng minh được các kết quả khác nhau về hiệu quả của nó.

Móng vuốt của Archimedes

5 vũ khí uy lực nhất thế giới cổ đại nhưng lại biến mất khó hiểu về sau - Ảnh 2.

Tranh vẽ móng vuốt của Archimedes của Guilio Parigi

 

Thiết bị này trông giống như cần gắp thú khổng lồ treo trên một cánh tay dài. Hoặc có thể coi đây là phiên bản quân sự của những chiếc xe gắp gỗ, vật liệu chuyên dụng ngày nay.

Móng vuốt sẽ đi xuống từ tường thành phòng thủ của thành phố hoặc pháo đài, gắp lấy tàu địch và nâng nó lên rồi thả tự do. Con tàu rơi xuống mất cân bằng sẽ bị lật hoặc chìm.

Đại bác hơi

Theo cả Plutard và Leonardo da Vinci, Archimedes đã phát minh ra một vũ khí chạy bằng hơi nước thể bắn đạn nhanh. Dựa trên bản vẽ của Leonardo da Vinci, các sinh viên MIT đã dự thành công một khẩu đại bác hơi có chức năng tương tự.

Đạn rời khỏi đại bác với vận tóc 1.080 km/h và có động năng cao hơn một viên đại bắn ra từ súng máy M2.

 

Nỏ tự lặp (Chu-ko-nu)

5 vũ khí uy lực nhất thế giới cổ đại nhưng lại biến mất khó hiểu về sau - Ảnh 3.

Nỏ tự lặp có từ thời nhà Chu ở Trung Quốc (Ảnh: Liang Jieming/Commons)

Các bằng chứng khảo cổ đã chứng minh tồn tại của nỏ tự lặp ở Trung Quốc. Loại vũ khí này có niên đại từ thế kỷ 4 trước Công nguyên.

Thiết kế của chu - ko - nu được cải tiến bởi quân sư nổi tiếng Gia Cát Lượng (181 – 234). Ông thậm chí còn tạo ra phiên bản bắn được ba mũi tên cùng lúc. Các phiên bản "bắn nhanh" có thể bắn được 10 mũi tên liên tiếp trong thời gian ngắn.

Mặc dù kém chính xác hơn nỏ bắn phát một và tầm bắn nhỏ hơn cung tên dài, nỏ tự lặp có tốc độ bắn tuyệt vời mà ít vũ khí cổ đại nào sánh được. Nó được sử dụng cho đến tận cuối chiến tranh Trung – Nhật năm 1894 – 1895.

 

Lửa Hy Lạp

5 vũ khí uy lực nhất thế giới cổ đại nhưng lại biến mất khó hiểu về sau - Ảnh 4.

Dù là một loại vũ khí đầu thời Trung Cổ, lửa Hy Lạp lần đầu tiên được sử dụng tại Byzantine hay Đế quốc Đông La Mã vài khoảng năm 672. Nó được phát minh bởi kỹ sư người Syria – Callinicus.

Mục đích của vũ khí này là gây hỏa hoạn. "Chất lỏng tạo lửa" sẽ được đẩy lên tàu địch thông qua các ống xi - phông và bùng cháy thành lửa khi tiếp xúc. Cực kỳ khó khăn để dập tắt nó, thậm chí nó còn cháy trên nước.

Lửa Hy Lạp hiệu quả trong chiến đầu đến mức nó đại diện cho một cuộc đấu tranh chống người Hồi giáo xâm lượng của dân Byzantine.

Công thức lửa Hy Lạp được giữ quá cẩn mật và rồi thất truyền. Ngày nay, các nhà khoa học chỉ có thể suy đoán về các thành phần chính xác của nó.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm