Khám phá

6 ẩn số khoa học ở Trung Quốc, đến nay vẫn chưa có lời giải

Không quá ngạc nhiên khi trong giai đoạn lịch sử của mình, người Trung Quốc cũng phải chứng kiến những hiện tượng thần bí, biến mất một cách bất ngờ.

Phát hiện hộp sọ bí ẩn nghi là của người ngoài hành tinh / Cá mập biển sâu bí ẩn lớn tuổi hơn cả khủng long

Dưới đây là 6 hiện tượng được cho là đã từng tồn tại ở Trung Quốc nhưng đến nay vẫn chưa có chứng tích hay lời giải chính xác.

Thứ nhất là Cửu Đỉnh

Cửu Đỉnh – tức chín chiếc Đỉnh đồng (còn gọi là vạc đồng) vẫn được coi là một trong những biểu tượng của văn hóa cổ đại Trung Hoa. Cửu đỉnh được mô tả là đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử. Theo đó, các triều đại phong kiến đầu tiên của Trung Quốc là Hạ, Thương, Chu đã coi Cửu đỉnh như vật linh thiêng nhất, biểu tượng của quyền lực.

Đồng thời nó còn là hiện thân cho chín vùng đất được đặt tên thành chín châu ở vùng Trung nguyên. Ý nghĩa của Cửu đỉnh rất to lớn. Tuy được ghi chép nhiều và mô tả trong các sử liệu nhưng Cửu đỉnh đã biến mất một cách khó hiểu vào thời Tây Chu. Cho đến nay các nhà khảo cổ chưa thể tìm được dấu tích dù là còn sót lại của một trong những chiếc đỉnh đồng nguyên gốc từng tồn tại.

6 ẩn số khoa học ở Trung Quốc, đến nay vẫn chưa có lời giải - Ảnh 1.

Cửu Đỉnh là báu vật của văn minh Trung Hoa. Ảnh: Qulishi

Thứ hai là Nữ nhi quốc

Chắc hẳn nhiều người Á Đông nghe tới cái tên Nữ nhi quốc sẽ nghĩ ngay đến một đất nước toàn phụ nữ xuất hiện trong tiểu thuyết nổi tiếng Tây Du Kí của tác giả Ngô Thừa Ân và cũng là một trong những thử thách 4 thầy trò Đường Tăng vượt qua.

Vậy ngoài thực tế có một quốc gia như thế thật không. Trong tư liệu lịch sử thì thực sự đã có một quốc gia “nữ quyền” giống vậy. Trong cuốn “Cựu Đường Thư” của sử quan Lưu Hu thời Hậu Tấn có đề cập đến quốc gia này như một quốc gia phụ thuộc nhà Đường với cái tên “Đông Nữ Quốc”.

Ở đó, người nắm quyền lực cao nhất sẽ là một phụ nữ, bộ máy chính quyền cũng là phụ nữ, mẫu hệ là tư tưởng của đất nước. Tuy nhiên, quốc gia đặc biệt ấy đã biết mất và cho đến ngày nay, những người hiện đại chúng ta vẫn chỉ biết đến họ qua ghi chép trong một sử liệu mà chưa có cơ sở khoa học chắc chắn nào.

6 ẩn số khoa học ở Trung Quốc, đến nay vẫn chưa có lời giải - Ảnh 2.

Nữ Nhi Quốc không chỉ có trong tiểu thuyết mà còn được sách Cựu Đường Thư ghi lại. Ảnh: Qulishi

 

Thứ ba, kho báu của Thái Bình Thiên Quốc

So với Cửu Đỉnh hay Nữ Nhi Quốc thì thời đại của Thái Bình Thiên Quốc là gần chúng ta nhất khi xuất hiện vào cuối thời nhà Thanh, khi nhà Thanh suy yếu, quốc khố trống rỗng, ngoại bang xâm lăng. Cuộc khởi nghĩa nông dân do Hồng Tú Toàn lãnh đạo đã chiếm cứ một vùng đất rộng lớn phía nam sông Dương Tử, thành lập tổng cộng 16 tỉnh với thủ đô là Nam Kinh.

Quốc gia Thái Bình Thiên Quốc đã tồn tại từ năm 1851-1864. Khi cuộc khởi nghĩa đang liên tiếp thắng lợi và phát triển thì những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa lại quyết định ngừng tiến công ra các tỉnh khác mà dừng lại tập trung phát triển như một nhà nước độc lập, để triều đình nhà Thanh có thời gian khôi phục lực lượng và đàn áp hoàn toàn.

6 ẩn số khoa học ở Trung Quốc, đến nay vẫn chưa có lời giải - Ảnh 3.

Liệu kho báu của Thái Bình Thiên Quốc lớn đến thế nào ?

Trong 14 năm tồn tại của mình, Thái Bình Thiên Quốc với người đứng đầu là Hồng Tú Toàn đã đặt ra đơn vị hành chính, quan lại, quân đội, thuế má hoạt động quy củ. Chính ông cũng đã tích góp một lượng lớn của cải vàng bạc, trong đó có gồm cả những của cải cướp được từ quan quân nhà Thanh và hưởng thụ cuộc sống sung túc.

 

Sau này khi Thái Bình Thiên Quốc bị dập tắt, thì không ai tìm được số vàng bạc của cải được cho là “kho báu khởi nghĩa” của Thái Bình Thiên Quốc ở đâu. Đến nay, đó vẫn là một ẩn số với các nhà sử học.

6 ẩn số khoa học ở Trung Quốc, đến nay vẫn chưa có lời giải - Ảnh 5.

Chân dung Hồng Tú Toàn. Ảnh: Wikipedia


Thứ tư Tỏa Long Tỉnh

Tỏa Long Tỉnhmột chiếc giếng lớn biểu tượng cho nền trị thủy của đất nước Trung Quốc thời cổ đại. Việc trị thủy vốn là việc hệ trọng trong quản lý tài nguyên, nguồn lương thực và sẽ ảnh hưởng tới cả sự thịnh trị trong một triều đại. Vì thế người Trung Quốc cổ đại rất coi trọng việc trị thủy.

 

Có nhiều tài liệu dã sử dạng truyền thuyết về “chiếc giếng” này. Ví dụ như truyền thuyết về Vũ Vương Tỏa Giao Long. Trong truyền thuyết Trung Hoa thì đó là vua Vũ đã có công chống lụt, cứu cho muôn dân khỏi thảm họa. Vị trí của chiếc giếng cũng gây nhiều tranh cãi.

Thêm vào đó còn có “Thuấn Giếng” – chiếc giếng của vua Thuấn, vị vua tài giỏi bậc nhất lịch sử về trị thủy được cho là đang nằm ở thành phố Tế Nam. Thậm chí trong cuốn “Phong Thị Văn Kiến Kí” thời Đường có miêu tả về chiếc giếng này ở Tế Nam như sau: “Thành Tề Châu ở phía đông, vùng đất Tủng, tục gọi là vùng Lịch Sơn, theo mạt bắc có suối, có cả giếng vua Thuấn”.

6 ẩn số khoa học ở Trung Quốc, đến nay vẫn chưa có lời giải - Ảnh 7.

Giếng Long Tỉnh vẫn hấp dẫn với nhiều truyền thuyết từ ngàn xưa. Ảnh: Sina

Ngoài ra, tương truyền còn có làng Long Tỉnh, huyện Vu Sơn ở thành phố Trùng Khánh cũng có giếng Tỏa Long. Tuy vậy, tất cả vẫn chỉ dừng lại ở mức độ suy đoán mà chưa có chứng tích khảo cổ hoàn toàn chắc chắn nào.

Thứ năm, hồ Mê Nhân

 

Khác với các sự vật nói trên thì Mê Nhân là một địa danh đã được xác định rõ ràng. Nhưng hiện tượng của hồ này là điều kì lạ. Hồ Mê Nhân nằm ở trong một khu rừng nguyên sinh tại thuộc vùng núi Cao Lê tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hồ có khoảng cách giữa hai bờ rộng nhất 150 mét, hẹp nhất 60 mét, độ sâu chỉ 1,5 mét nhưng quanh năm không bao giờ bị cạn nước.

6 ẩn số khoa học ở Trung Quốc, đến nay vẫn chưa có lời giải - Ảnh 8.

Liệu hồ Mê Nhân là nơi có thể gọi gió kêu mưa ở Trung Quốc? Ảnh: QQ

Điều kì lạ ở hồ này là cho dù có gió mạnh thì mặt hồ vẫn tương đối phẳng lặng. Nếu ai đó hét lên âm thanh lớn thì lập tức sẽ có mưa bay tạt qua khu vực hồ, sương mù kéo tới. Âm thanh càng lớn thì mưa lại càng nặng hạt. Đây là hiện tượng mà chưa có cơ sở khoa học nào lý giải được.

Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã từng làm một thử nghiệm ở đây vào năm 2005 khi họ tiến hành đặt camera quan sát đồng thời tiến hành phát thanh. Như thường lệ, mỗi khi có âm thanh lớn thì mưa bay và sương mù cứ xuất hiện đều. Phải chăng nơi đây là nơi người ta có thể “hô mưa gọi gió” theo đúng nghĩa đen?

Thứ sáu. Nhóm hồ La Bối Lạc

 

Còn có tên khác là Lop Nur, nơi mà Trung Quốc đã thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1964. Nằm ở sa mạc Taklamakan thuộc khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Trung Quốc. Nhiều đoàn thám hiểm và nhà khoa học đã tới đây với cả mục đích du lịch lẫn nghiên cứu. Và những sự mất tích bí ẩn bắt đâu xuất hiện.

6 ẩn số khoa học ở Trung Quốc, đến nay vẫn chưa có lời giải - Ảnh 10.

Khu vực La Bối Lạc vẫn được coi là bí ấn dù người Trung Quốc từng thử bom nguyên tử ở đây Ảnh: researchgate

Nổi tiếng nhất có lẽ là sự mất tích của nhà khoa học Bành Gia Mộc. Ông đã tới đây vào năm ngày 17 tháng 6 năm 1980 để nghiên cứu về nguồn nước. Và từ đó đến nay ông bị tuyên bố là mất tích hoàn toàn. Từng có hai bộ hài cốt được tìm thấy lần lượt vào các năm 2005 và 2007 nhưng không có đủ cơ sở để khẳng định đó là xương cốt của nhà khoa học xấu số này.

Theo helino.ttvn.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm