6 loài động vật kỳ lạ sẵn sàng “chết” để sinh sản
Bộ lạc duy nhất không có đàn ông: Phụ nữ sinh sản theo cách này và bỏ con trai, chỉ để lại con gái / Con người có thể sinh sản trên sao Hỏa vì tinh trùng đủ sức tồn tại trên đó tới 200 năm
Thế giới tự nhiên có nhiều điều kỳ thú. Đặc biệt, có không ít loài vật biết là sẽ chết nhưng vẫn chấp nhận để được sinh sản và chào đón những đứa con của mình.
Thứ nhất, cá hồi Thái Bình DươngTrên thực tế, cả 7 loài thuộc chi cá hồi Thái Bình Dương đều có chung một kết cục. Đó là chúng sẽ chết sau khi chịu đựng hành trình ngược dòng đầy gian khổ để tới nơi đẻ trứng. Nguyên nhân chúng bị chết là do quá sức vì phải bơi hàng nghìn km tới nơi sinh sản. Cá hồi chết vì bị thiếu thức ăn, cạn kiệt sức lực khi ngược dòng nước chảy siết.
Cá hồi Thái Bình Dương thường chết sau hành trình dài ngược dòng trở về nơi sinh sản. Ảnh: Earthjustice
Những con cá hồi có thể sinh sản thậm chí còn phải chịu đựng lớp da gần như bị bong ra và suy nội tạng cho đến khi chết. Có rất ít cá hồi có thể tiếp tục sống sau khi sinh và tiếp tục đẻ lứa mới.
Tuy nhiên, xác cá hồi phân hủy được coi là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng cho dòng suối và góp phần vào sự khỏe mạnh của toàn bộ hệ sinh thái. Bởi vì sau khi trưởng thành, cá hồi luôn tìm cách quay trở lại để sinh sản và chết ở chính dòng nước mà chúng đã được sinh ra.
Thứ hai, rắn lục đuôi đỏRắn lục đuôi đỏ sẽ chết sau khi sinh con. Ảnh: thainationalparks
Rắn lục đuôi đỏ (danh pháp hai phần: Trimeresurus albolabris) là loài rắn có chiều dài thân từ 60 – 80 cm. Đây là loài duy nhất trong họ hàng của nhà rắn lục đẻ con, thay vì đẻ trứng. Quá trình mang thai của loài rắn độc này thường kéo dài khoảng 2 tháng.
Để sinh con, rắn lục đuôi đỏ chấp nhận hy sinh mạng sống của mình. Theo đó, khi sinh con, phần bụng chỗ hậu môn của rắn mẹ sẽ bị rách ra và các rắn con cũng từ đó chui ra. Tuy nhiên, sau khi sinh con, rắn lục đuôi đỏ mẹ cũng sẽ chết.
Do đó, sinh con được coi là sự kiện cuối cùng trong cuộc đời của mỗi con rắn lục đỏ cái.
Thứ ba, ve sầuẤu trùng ve sầu định kỳ lột xác thành xe sầu trưởng thành. Ảnh: Cicada Mania
Ve sầu cũng là loài động vật hy sinh hết mình để chào đón thế hệ tương lai. Khi một con ve sầu chào đời, thường sẽ là ở trên cành cây hoặc bụi rậm. Ve sầu sẽ rơi xuống và ngay lập tức đào hang xuống đất. Chúng sẽ sống nhờ vào chất dinh dưỡng của rễ cây và dành gần như toàn bộ cuộc đời của mình ở dưới lòng đất.
Sau từ 2 – 17 năm, ve sầu sẽ trưởng thành hoàn toàn cùng với hàng nghìn anh em của chúng. Chẳng hạn, với loài ve sầu định kỳ (Magicicada) ở Mỹ, trong 17 năm ở dưới lòng đất, thay vì ngủ đông, chúng sẽ trải qua nhiều giai đoạn để tăng trưởng. Cụ thể, loài ve sầu này sẽ lột xác 4 lần, và sau mỗi lần thì ấu trùng đến lơn hơn khoảng 1,27 cm.
Ngược lại với giai đoạn ấu trùng kéo dài, ve sầu trưởng thành lại chỉ sống được trong khoảng từ 4 – 6 tuần. Trong thời gian này, ve sầu sẽ hoàn thành nhiệm vụ sinh sản và chết đi sau khi gây ồn ào bằng tiếng kêu của mình.
Thứ tư, bọ ngựaBọ ngựa đực chấp nhận nguy cơ bị bạn tình ăn thịt trong khi giao phối. Ảnh: PBS
Với vẻ ngoài mỏng manh, nhưng bọ ngựa là loài động vật có thể hy sinh hết mình vì những đứa con.
Cụ thể, ngay sau hoặc trong khi giao phối, bọ ngựa cái sẽ giết chết bạn tình của nó. Thậm chí, loài bọ ngựa Stagmomantis Limbata còn có thể tiếp tục giao phối ngay cả khi chúng bị con cái cắn cụt đầu. Theo các chuyên gia, mặc dù tàn bạo và ăn thịt con đực khi giao phối nhưng điều này lại có những lợi ích về mặt tiến hóa.
Đó là những con bọ ngựa cái ăn thịt bạn tình của chúng khỏe mạnh hơn so với những đối thủ cạnh tranh. Điều này cũng có nghĩa là trứng của chúng sẽ khỏe hơn. Đặc biệt, lượng trứng do những con bọ ngựa cái sinh ra sau khi ăn thịt bạn tình cũng tăng lên.
Thứ năm, bạch tuộcBạch tuộc chỉ đẻ một lứa trứng trong đời và sau đó chết. Ảnh: Getty Images
Bên cạnh khả năng đổi màu và mọc lại những xúc tu, bạch tuộc cái chỉ đẻ một lứa trứng trong đời của nó. Thế nhưng, sau khi đẻ trứng, bạch tuộc cái sẽ ngừng ăn và cơ thể dần trở nên gầy yếu. Một số bạch tuộc thậm chí còn đẩy nhanh cái chết bằng cách xé toạc bản thân.
Trong khi đó, những con bạch tuộc đực cũng không hề dễ dàng gì. Bởi chúng sẽ ngừng kiếm ăn sau mùa sinh sản và chết trong vòng vài tháng dưới xúc tu của một con cái đói bụng, hoặc là bị kẻ săn mồi ăn thịt.
Thứ sáu, thú túi AntechinusThú túi Antechinus bị suy giảm hệ miễn dịch nghiêm trọng sau khi giao phối. Ảnh: BBC
Hàng năm, các loài trong chi thú có túi giống như chuột đến từ Australia sẽ tham gia vào một đợt sinh sản. Khi đó, con đực sẽ cố gắng để thụ thai cho càng nhiều con cái càng tốt. Bởi thực tế thú túi Antechinus đực chỉ có khoảng thời gian ngắn để giao phối trước khi cơ thể của nó ngừng sản xuất tinh trùng.
Dù nhỏ bé nhưng thú túi Antechinus lại có thể thực hiện những cuộc giao phối kéo dài tới 14 giờ. Tuy nhiên, sau đó, tinh trùng của con đực cuối cùng cũng bị cạn kiệt và cái kết của chúng khiến nhiều người bất ngờ.
Đó là những con thú túi Antechinusđực sẽ nhanh chóng suy giảm hệ miễn dịch khi máu tràn ngập những hormone gây căng thẳng và testosterone. Loài thú túi này sau đó sẽ bị rụng lông và bắt đầu chảy máu bên trong, cơ thể bị phân hủy từ trong ra ngoài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
6 bức ảnh hiếm, càng đẹp, càng đáng sợ, bạn sẽ được mở rộng tầm nhìn sau khi xem chúng
Tại sao thời xưa gọi người giúp việc là 'con sen'? Giờ vẫn dùng nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác
Chân dung yêu quái siêu lợi hại khiến Tôn Ngộ Không mất đến 50 năm để thu phục
Thanh niên Thái Lan kết hôn với một con rắn hổ mang vì giống bạn gái cũ
Thân thế bí ẩn của Bạch Cốt Tinh: Xuất thân tiên nhân, phu quân là bạn tốt Tôn Ngộ Không?
Uy lực 'không phải dạng vừa' của văn điệp thông quan mà vua Đường đưa cho Đường Tăng trước khi đi lấy kinh