6 sự thật lịch sử ít người biết: Có 'tội ác nghìn năm' của Tần Thủy Hoàng!
'Phát sốt' với những động vật có râu 'độc, dị' nhất (Phần 1) / Rắn mamba đen cực độc quyết chiến giành bạn tình
Hình tượng Tần Thủy Hoàng trên phim ảnh.
Lịch sử là "kho tàng" ẩn chứa hàm lượng kiến thức rất lớn. Không ai dám chắc rằng mình có thể hiểu hoàn toàn được lịch sử, đặc biệt là những chi tiết nhỏ nhất.
Tuy nhiên, trên thực tế, cho dù có những chi tiết nhỏ mà ít người biết tới nhưng lại có khả năng làm tăng sự chú ý, khiến chúng ta mong muốn được khám phá thêm lịch sử, đặc biệt là các sự kiện trong quá khứ.
Dưới đây là những sự thật lịch sử thú vị mà ít người biết trong lịch sử:
Vị hoàng đế đã từng tập hợp tất cả những người tàn tật trong Đấu trường La Mã
Commodus là một vị hoàng đế "lập dị" của La Mã cổ đại. Ảnh: Gladiator
Hoàng đế Commodus của La Mã cổ đại là một người lập dị và điên rồ, cũng giống như nhiều vị hoàng đế khác trong những thời đại đó. Ông thích những danh hiệu tự phong cho chính mình, chẳng hạn như khi sắp qua đời, Commodus bắt mọi người gọi mình là Hercules, con trai của thần Jupiter.
Ngoài ra, vị hoàng đế này còn ra lệnh đổi tên các tháng để chúng có thể tương ứng với những danh hiệu và tên của ông như Commodus, Augustus, Amazonius, Invictus,... Vào năm 190, hoàng đế La Mã này thậm chí còn đổi tên thành Rome thành Commodus.
Viện nguyên lão (một tổ chức chính tri ở La Mã cổ đại) không được phản đối và phải hoàn thành tất cả những mệnh lệnh vô lý của hoàng đế.
Đặc biệt, hoàng đế Commodus cũng thích biểu diễn như một đấu sĩ ở nơi công cộng. Ông là người giỏi đấu kiếm và thích giết thú vật trong đấu trường La Mã. Có lẽ vì sở thích này mà ông đã tổ chức tới 735 cuộc chiến ở đấu trường và bắt dân chúng phải tham gia và không ai dám trái lệnh.
Để loại bỏ những người "không hoàn hảo", Commodus ra lệnh tập hợp tất cả những người tàn tật, những người lùn và những người điên loạn, gặp vấn đề về tâm lý, sau đó bắt họ phải chiến đấu trong đấu trường cho tới chết.
"Tội ác nghìn năm" của hoàng đế Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt nhiều cuốn sách. Ảnh: Twoeggz
Trong lịch sử Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng là một vị hoàng đế rất nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng. Tuy có công thống nhất giang sơn quy về một mối cùng nhiều chính sách thống nhất về tiền tệ, đo lường,... nhưng trong thời gian trị vì đất nước, Tần Thủy Hoàng cũng từng gây ra tội ác ngàn năm không thể tha thứ.
Theo đó, vào năm 213 TCN, Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, đã ra lệnh đốt tất cả các thi, thư, sách của bách gia và những cuốn sách châm biếm, nói xấu nước Tần, đặc biệt là triệt để xóa bỏ Ngũ Kinh của Khổng Tử trên cả nước.
Cụ thể, hơn 460 nho sinh đã bị hành hình vào khoảng năm 212 TCN, đặc biệt, một số lượng lớn sách đã bị đốt cháy do luật cấm sử dụng và lưu giữ sách cá nhân. Thừa tướng Lý Tư là người đã đưa ra đề nghị đốt sách với Tần Thủy Hoàng.
May mắn là lệnh cấm lưu giữ và đốt sách không bao gồm kho lưu trữ của nhà Tần, nên do đó những cuốn sách về bói toán, dược lý, nông nghiệp và y học vẫn còn tồn tại trong lịch sử.
Đặc biệt, Ngũ Kinh (năm quyển sách kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo) nổi tiếng của Khổng Tử cũng vẫn được lưu giữ cho tới ngày nay dù có một số thay đổi trong quá trình khôi phục.
Cuộc chiến ngắn nhất trong lịch sử thế giới: Chỉ kéo dài 38 phút
Cuộc chiến ngắn nhất trong lịch sử chỉ diễn ra trong 38 phút. Ảnh: Public Domain
Theo Sách Kỷ lục Guinness, cuộc chiến ngắn nhất trong lịch sử thế giới là trận đối đầu giữa Anh và quần đảo Zanzibar (Đông Phi), diễn ra vào ngày 27/8/1896, với thời gian chỉ vỏn vẹn trong 38 phút.
Cuộc chiến ngắn ngủi này được cho là sau khi Hamad bin Thuwaini, đức vua của Zanzibar qua đời vào ngày 25/8/1896. Cái chết đột ngột của nhà vua đã làm nảy sinh những tranh chấp quyền lực trong nội bộ Zanzibar.
Cụ thể, người anh họ của nhà vua là Khalid bin Bargash đã sắp xếp một cuộc đảo chính, nhanh chóng kiểm soát cung điện và nắm quyền lực nhờ có sự hỗ trợ của Đức. Điều này chống lại quyền chính trị của lợi ích của Vương quốc anh, và đó cũng là lý do khiến quân đội Anh gửi tối hậu thư và đưa quân tới bao vây cung điện.
Khalid chỉ có một tàu hoàng gia và gần 3.000 người bảo vệ, trong khi Anh có một hạm đội gồm hơn 5 tàu chiến. Cuộc chiến nổ ra, Khalid được cho là đã trốn khỏi cung điện, bỏ lại đội quân đang chiến đấu.
Tuy nhiên, lá cờ của Khalid vẫn còn tung bay trên cột cờ cung điện và quân đội Anh cho đó là sự từ chối đầu hàng. Họ kéo đổ là cờ và hoàn thành cuộc chiến chỉ trong vòng 38 phút ngắn ngủi.
Vị tế tướng của Ba Tư luôn mang theo thư viện bên mình
Ảnh: Pixabay
Sahib Ibn Abbad là vị tể tướng của Ba Tư luôn mang theo thư viện sách bên mình. Ông sinh ra ở Ba Tư vào năm 938. Khi cha qua đời, ông chỉ mới chừng 7-8 tuổi và được Ibn al-’Amid, một người bạn của cha nuôi dưỡng.
Ibn Abbad được cho là có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền văn hóa Ba Tư. Ông là người đã ủng hộ sự phát triển của thơ, có kiến thức sâu rộng về chủ đề khác nhau từ những cuốn sách trong thư viện của mình.
Khi hoàng đế Samanid mời Sahib Ibn Abbad làm tể tướng, ông trả lời rằng ông không thể đồng ý vì thư viện của mình. Sau đó, hoàng đế đã huy động 400 con lạc đà đến để mang theo tất cả những cuốn sách của vị học giả này, trong đó có 60 con phải chở các cuốn từ điển.
Đức Quốc Xã được coi là Đệ Tam Đế chế ở nước Đức
Đế chế Đức đầu tiên được gọi là Đế quốc La Mã Thần Thánh, nhưng không phải là thuộc thời La Mã cổ đại, mà tồn tại từ cuối thời sơ kỳ Trung cổ và bị lật đổ vào năm 1806 trong cuộc chiến của Napoléon.
Sau đó, Đế quốc Đức được coi là Đế chế thứ hai, được Otto von Bismarck thành lập vào năm 1871. Nhưng Đế chế này sụp đổ sau cuộc cách mạng tháng 11/1918.
Sau này, Adolf Hitler đã thành lập Đức Quốc Xã (hay Đệ Tam Đế chế) vào ngày 24/3/1933, sụp đổ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.
Tòa án dị giáo của Tây Ban Nha ban hành một bản án tử hình cho tất cả những cư dân Hà Lan
Bản án tử hình đáng sợ năm 1568 đối với các cư dân Hà Lan. Ảnh: Public Domain
Vào ngày 16/2/1968, Tòa án dị giáo ở Tây Ban Nha đã ban hành sắc lệnh khép bản án tử hình cho tất cả cư dân của Hà Lan theo lệnh của vua Philip II. Tòa án đặc biệt này được vua Charles V thành lập vào năm 1522.
Nguyên nhân dẫn tới bản án đáng sợ là do phần lớn dân số của Hà Lan lúc đó đều theo đạo Tin Lành, trong khi tòa án dị giáo ở Tây Ban Nha có nhiệm vụ truy tố những người có tư tưởng giáo lý không chính thống và tôn giáo khác.
Trước đó, để đàn áp những cuộc phản đối của người dân Hà Lan, vua Philip II không những đán ap đạo Tin Lành mà còn áp đặt thuế. Như một sự tất yếu, chính sách độc tài của Philip II đã dẫn tới một cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ các tầng lớp quý tộc diễn ra vào năm 1567.
Vị vua Tây Ban Nha này đã cử Fernando Álvarez de Toledo, thống lĩnh nổi danh, để tiến hành ngăn chặn cuộc nổi dậy và hành quyết 1.800 quý tộc. Tất cả những sự kiện này đã trở thành nguyên do khiến Tây Van Nha ban hành sắc lệnh đáng sợ về việc hành quyết tất cả những cư dân Hà Lan dị giáo.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
CLIP: Sóc nhỏ "chơi khăm" linh miêu và cái kết đầy bi thảm