Các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh mới có tên gọi tạm thời là Proxima b. Proxima b chỉ lớn hơn Trái Đất đôi chút và quay quanh ngôi sao gần hệ Mặt Trời nhất là Proxima Centauri. Hành tinh này quy tụ những điều kiện gần như hoàn hảo để sự sống phát triển. Với khoảng cách 4 năm ánh sáng, các thế hệ tàu vũ trụ trong tương lai có thể mang robot thăm dò tới Proxima b.
Hiện tại hành tinh này đang thu hút sự quan tâm của giới khoa học cũng như tất cả mọi người. Các nhà thiên văn vẫn tiếp tục nghiên cứu và khám phá nhiều hơn nữa hành tinh này. Dưới đây 6 sự thật thú vị về hành tinh được mệnh danh là Trái Đất thứ 2, Proxima b.
1. Proxima Centauri có phải là hệ thống sao "kỳ lạ"?
Ngôi sao chủ của Proxima b là Proxima Centauri (Cận Tinh). Sao Cận Tinh là một phần trong bộ ba những ngôi sao kỳ lạ mà các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu. Hai ngôi sao còn lại là sao nhị phân, Alpha Centauri A và B,hay được gọi chung là Alpha Centauri. Nó tạo thành hệ sao đôi, gần như chúng cách nhau chỉ bằng 23 lần khoảng cách Trái Đất - Mặt Trời, hơi lớn so với khoảng cách giữa Thiên Vương Tinh và Mặt Trời. Nó quay quanh một trung tâm chung của lực hấp dẫn.
Các nhà thiên văn không thực sự chắc chắn Proxima Centauri có giới hạn lực hút với các cặp ngôi sao khác theo một số kiểu quỹ đạo hay không. Nếu thực sự có giới hạn thì Proxima Centauri sẽ mất khoảng 500.000 năm để quay quanh Alpha Centauri. Còn nếu không giới hạn thì nó sẽ mất đến hàng triệu năm để rời khỏi khu vực đó.
2. Proxima Centauri tuy gần nhưng khó có thể nhìn thấy
Theo đánh giá của các nhà thiên văn, Alpha Centauri tương đối dễ quan sát mà không cần đến kính thiên văn. Hai ngôi sao nhị phân là Alpha Centauri A và Alpha Centauri B kết hợp lại tạo thành ngôi sao sáng thứ ba trên bầu trời.
Mặc dù Proxima Centauril à ngôi sao gần với Trái Đất hơn hai ngôi sao nhị phân Alpha Centauri, cách trái đất chỉ 4,22 năm ánh sáng (khoảng 40 nghìn tỷ km), nhưng ngôi sao này lại nhỏ và mờ hơn nhiều so với hai ngôi sao kia. Bởi vì Proxima là một ngôi sao lùn đỏ và nó khá là mờ nhạt để nhìn thấy bằng mắt thường.
3. Quỹ đạo của Proxima b thực sự rất nhỏ
Proxima Centauri là một ngôi sao nhỏ, nó chỉ lớn hơn khoảng 1/10 so với kích thước của Mặt Trời. Nhưng nếu một ai đó nhìn lên bầu trời từ Proxima b thì ngôi sao lùn đỏ này sẽ trông lớn hơn gấp 3 lần so với khi nhìn từ Trái Đất lên Mặt Trời. Đó là vì quỹ đạo của Proxima b thực sự rất nhỏ.
Hành tinh quay quanh ngôi sao chủ có khoảng cách 7,5 triệu km - chỉ bằng 5% khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời (tương đương khoảng 150 triệu km). Khi Mặt Trời của chúng ta là một ngôi sao lớn và sáng trên bầu trời củaProxima b, mọi người trên thế giới cần chuẩn bị những thiết bị đặc biệt để có thể nhìn thấy Proxima Centauri.
4. Tồn tại ngay ở các vùng có thể sinh sống của ngôi sao Proxima Centauri
Proxima b tồn tại ngay ở các vùng có thể sinh sống của ngôi sao Proxima Centauri. Về mặt lý thuyết, vùng đó là nơi mà nước có thể tồn tại ở dạng lỏng. So với Mặt Trời của chúng ta, vùng có thể sinh sống được của Proxima Centauri rất gần so với ngôi sao chủ của nó. Phạm vi sinh sống của Proxima Centauri là quá nhỏ bé vì nó lạnh hơn nhiều với với Mặt Trời.
Các nhà khoa học từng tin rằng những ngôi sao lùn đỏ như Proxima không thể tồn tại sự sống. Nhưng giờ đây các nhà thiên văn cho rằng các ngôi sao lùn đỏ có thể là nơi tốt nhất để tìm kiếm những ngoại hành tinh có sự sống.
Ảnh: ESO/M.Kornmesser/G.Coleman
5. Proxima b liệu có trở thành Trái Đất thứ 2?
Các nhà thiên văn tin rằng Proxima b có thể là một ngoại hành tinh giống như Trái Đất. Khối lượng tối thiểu của nó rơi vào khoảng 1,3 lần khối lượng của Trái Đất. Kích thước tương đối nhỏ nên các nhà thiên văn ví Proxima b giống với một hòn đá. Proxima b thậm chí còn nằm trong khu vực có thể sinh sống của Proxima Centauri, nơi mà nhiệt độ bề mặt ở mức độ lí tưởng để nước có thể tồn tại ở dạng lỏng.
Proxima b được xem là “Trái Đất thứ hai”, chỉ cách trái đất khoảng 4 năm ánh sáng. Tuy hành tinh này rất gần nhưng việc có thể đến được đó không phải là điều dễ dàng. Ngay cả với các công nghệ hiện đại nhất thì cũng phải mấy đến hàng ngàn năm mới có thể tiếp cận được ngôi sao láng giềng gần nhất.
Hiện tại, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu về hành tinh này. Họ sẽ tìm hiều xem bầu không khí của nó bắt nguồn từ đâu và tiến hành tìm kiếm những bằng chứng về nước hay các dạng sống ở ngoài hành tinh có thể tồn tại trên đó.
6. Hành tinh Proxima b thực sự rất khó nhìn thấy
Khi không sử dụng đến các thiết bị đặc biệt, chúng ta sẽ rất khó nhìn thấy ngôi sao ProximaCentauri hay hành tinh Proxima b. Với hành tinh Proxima b, các nhà khoa học cho biết kể cảnhờ đến sự trợ giúp của những thiết bị quan sát bầu trời (sky watching) hiện đại thì việc nhìn thấy nó vẫn là vấn đề khó khăn.
Để khám phá hành tình này,các nhà thiên văn học đã quan sát ngôi sao chủ của nó. Khi một hành tinh quay xunh quanh một ngôi sao, sức hút trọng lực của nó làm ngôi sao có thể dịch chuyển một chút. Những sức kéo trọng lực tạo ra một hiệu ứng Doppler hoặc làm thay đổi các bước sóng quan sát. Dữ liệu Doppler cho phép các nhà khoa học nghiên cứu những chuyển động cực nhỏ xung quanh ngôi sao mẹ, kết quả từ trọng lực của hành tinh quay quanh quỹ đạo.
Trong nghiên cứu, Proxima Centauriđược gọi là "sự dịch chuyển của Doppler". Các nhà thiên văn đã sử dụng kính viễn vọng thiên văn của Đài quan sát Nam Âu (ESO) ở Chile phát hiện ra khoảng cách Proxima b quay quanh ngôi sao Proxima Centauri là khoảng 7 triệu km.