7 bí ẩn không lời giải tồn tại giữa lòng những sa mạc rộng lớn
3 bộ óc siêu việt của Hy Lạp cổ đại: Tạc nên 'tứ đại kỳ quan' khám phá đúng đến tận ngày nay / Mưa sao băng, nhật thực và những sự kiện thiên văn không thể bỏ lỡ năm 2020
Sa mạc Namib (Namibia): Namib là sa mạc lớn nhất của Namibia, quốc gia thuộc châu Phi. Trên bề mặt sa mạc, hàng triệu vòng tròn rải rác và cách đều nhau. Cỏ ở viền vòng tròn có thể cao đến đầu gối nhưng lại không mọc phía trong ngay cả khi đất được bón phân. Mỗi vòng tròn có thể đạt đường kính từ 2-20 m và tuổi thọ 75 năm. Không ai biết nguyên nhân khiến chúng biến mất. Vùng đất xuất hiện vòng tròn kỳ lạ này trải dài trên quãng đường 1.800 km.
Four Corners (Mỹ): Năm 2003, vệ tinh đo metan đã tìm thấy đám mây bằng khí này khi đi qua Four Corners ở Mỹ. Nằm giữa sa mạc thuộc khu dành riêng cho người bản địa Mỹ (Navajo Indian Reservation), Four Corners là ranh giới giữa các bang Arizona, Colorado, New Mexico, Utah. Nơi nào đó đã giải phóng lượng khí metan bằng 10% lượng khí thải metan hàng năm ở Mỹ. Điều này tiếp tục diễn ra trong 6 năm sau đó dừng lại một cách bí ẩn. Cho tới nay, hiện tượng này chưa được giải thích thỏa đáng.
Syria: Cách Damascus 80 km, những tàn dư cuối cùng của thành phố bí ẩn giữa sa mạc ở Syria đã được tìm thấy. Năm 2009, một số công cụ bằng đá đã lọt vào mắt nhà khảo cổ học Robert Mason khi làm việc tại một tu viện cổ ở Syria. Những mảnh công cụ bằng đá được tìm thấy tại các vùng lân cận xuất hiện từ 6.000-10.000 năm trước. Ngày nay, những người đã xây dựng thành phố và lý do khiến nơi đây bị hủy hoại, biến mất vẫn còn là điều bí ẩn.
Kenya: Năm 2011, các công cụ bằng đá thủ công lâu đời nhất đã được khai quật ở vùng đất sa mạc của Kenya. Phát hiện này có thể bác bỏ việc chế tạo công cụ cổ đại chỉ xảy ra ở loài người hiện đại. 149 cổ vật bằng đá có từ khoảng 3,3 triệu năm trước, thời điểm tổ tiên loài người chưa tồn tại. Các nhà nghiên cứu không biết ai đã tạo ra những công cụ. Họ chỉ xác định được rằng đó là nhóm người tiền sử hoặc loài có khả năng khác và hoàn toàn không liên quan đến con người.
Atacama (Chile-Peru): Sa mạc Atacama là nơi mà không gì có thể tồn tại. Sa mạc ở Nam Mỹ này được coi là nơi khô nhất trên hành tinh với lượng mưa rất nhỏ mỗi năm. Ở đây, lượng nitrat và iodine dồi dào nhất thế giới. Đây là một bí ẩn khoáng sản bởi các vi khuẩn cần thiết cho sự hình thành 2 chất này không có trên sa mạc. Nitrat trải dài khoảng 700 km và rộng 20 km. Những lời giải thích cho đến ngày nay chỉ là các suy đoán, không có gì được chứng minh ngoài sự nghi ngờ.
Pisco (Peru): Được tìm thấy ở khu vực khô cằn gần thung lũng Pisco, hàng nghìn lỗ hình nón đã được chạm khắc vào đá bởi những bàn tay bí ẩn, trải dài khoảng 1,5 km và rộng 20 m. Một số người đưa ra giả thuyết rằng các lỗ được sử dụng làm nơi đựng thực phẩm hoặc để chôn cất. Tuy nhiên, một số hố sâu 2 m dường như không được sử dụng làm nơi lưu trữ cho thực phẩm hoặc cơ thể người chết. Không chiếc răng hay mảnh vỡ nào được tìm thấy trong lỗ hổng. Ý kiến khác đưa ra lỗ hình nón được hình thành bởi vụ nổ. Các tàn tích và những cuộc khai quật không mang lại kết quả gì.
Nabta Playa (Ai Cập): Khu khảo cổ Nabta Playa nằm phía đông sa mạc Sahara khác lạ bởi vòng đá đứng. Những viên đá dựng thẳng đứng nặng vài tấn và có thể cao 2,7 m. Xuất hiện từ 6.000-6.500 năm trước, vòng đá đứng là sự liên kết thiên văn được phát hiện lâu đời nhất. Nabta Playa nằm cạnh hồ nước bị ngập một phần trong suốt mùa hè và mùa thu. Nhóm người sắp xếp các phiến đá thời đó có sự tiến bộ hơn. Nền văn hóa này có thể đã góp phần truyền cảm hứng cho triều đại Pharaoh phức tạp của Ai Cập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã về sinh vật bí ẩn cao 8m xuất hiện tại rừng rậm Nam Mỹ, từng bị nghi là người ngoài hành tinh
Loài thằn lằn giống rắn hồi sinh kì diệu sau 40 năm bị tuyệt chủng khiến các nhà khoa học kinh ngạc
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị đại tướng đốt toàn bộ bản kiểm điểm của các cán bộ, là huyền thoại được đích thân Bác Hồ đặt bí danh
Mỹ: Xuất hiện sinh vật kỳ lạ viết lại lịch sử loài khủng long
Loài cua là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới : Có thể dài tới 1m, giá 6-7 triệu /kg